Giờ mở cửa
Hotline
Địa chỉ

In chuyển nhiệt lên áo thun – Có ưu và nhược điểm gì so với in lụa

Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển, công nghệ in ấn nhờ đó cũng phát triển ngày càng hiện đại và đa dạng hơn. Công nghệ in vải ngày nay, có hai kiểu được sử dụng nhiều nhất: In lụa và in chuyển nhiệt. Vậy in chuyển nhiệt lên áo thun là gì? Bạn có biết lý do, vì sao các công ty, nhà máy , phân xưởng lại chọn sử dụng hai công nghệ in trên? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Khái niệm về công nghệ in vải

In áo thun đồng phục là một trong các công đoạn rất quan trọng. Nó là công đoạn tạo nên giá trị thẩm mĩ, vẻ đẹp và sự đặc biệt, dấu ấn riêng cho từng chiếc áo đồng phục.

khai-niem-ve-cong-nghe-in-vai

Hiện nay, công nghệ in áo thun có 4 phương pháp chính: in lụa, in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số và in decal. Nhưng hiện nay, các phân xưởng, nhà máy đang sử dụng nhiều nhất là công nghệ in lụa và công nghệ in chuyển nhiệt. Chi tiết của 2 phương pháp in chuyển nhiệt và in lụa là như thế nào? Cùng tiếp tục theo dõi bài viết này nhé. 

Khái niệm in chuyển nhiệt lên áo thun là gì?

In chuyển nhiệt là một phương pháp in sử dụng một loại mực in đặc biệt. Đó là mực chuyển nhiệt và giấy in chuyển nhiệt.

khai-niem-in-chuyen-nhiet-len-ao-thun-la-gi

Sử dụng máy ép nhiệt, nó sẽ tác động lên hình ảnh (hình ảnh muốn in). Hình ảnh sẽ được chuyển từ giấy in nhiệt lên mặt vải cần in. In chuyển nhiệt là một phương pháp in được sử dụng nhiều nhất và rộng rãi trong ngành may mặc. Đặc biệt, in chuyển nhiệt nó không chỉ được áp dụng trong may mặc, nó còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác.

Khái niệm in lụa 

In lụa là một trong hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ in vải hiện nay. Phương pháp in này cũng thường xuyên xuất hiện trong các mẫu đồng phục áo công ty, shop, cafe của VANDA.

khai-niem-in-lua

Phương pháp in lụa là phương pháp sử dụng khuôn in làm bằng tơ lụa. Nhưng, hiện nay sự phát triển của công nghệ, bản lưới lụa được thay thế bằng vải bông, vải sợi hoá học và lưới kim loại. Nó đã được ứng dụng và sử dụng phổ biến hơn. Nhờ đó, nó đã được sử dụng tên gọi khác là in lưới.    

Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt và in lụa

Nguyên lý hoạt động in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt là công nghệ in được thực hiện gián tiếp thông qua giấy chuyển nhiệt. Nó là công nghệ chuyển nhiệt – sự thăng hoa của các hạt mực khi gặp nhiệt độ cao. Sau đó, các phần tử mực bám và liên kết trên các chất liệu nhờ vào mực in chuyển nhiệt.

nguyen-ly-hoat-dong-in-chuyen-nhiet

Sau đó sử dụng một thiết bị ép chuyển nhiệt gồm có: máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên dĩa, máy ép nhiệt trên mặt phẳng,… để giúp chuyển những hình ảnh từ giấy in chuyên dụng được in ra từ máy in  bám chặt vào vật liệu cần in.

Nguyên lý hoạt động in lụa

In lụa được hoạt động dựa trên 2 cách: In thủ công và in bằng máy. 

Với kỹ thuật in bằng máy, công việc thực hiện khá đơn giản. Kỹ thuật in được thực hiện khi mực in được đổ lên khung in. Thêm một phần hóa chất đặc biệt, công việc tất cả sẽ được thao tác bằng máy.

nguyen-ly-hoat-dong-in-lua

Trong khi in lụa thủ công được thực hiện phức tạp hơn nhiều. Hiện nay, công nghệ này không còn được thực hiện thủ công nữa. Bây giờ in lụa được thực hiện bằng máy và đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu năng công việc. 

So sánh ưu nhược điểm của in chuyển nhiệt và in lụa

In lụa và in chuyển nhiệt, đang là 2 phương thức in được sử dụng nhiều nhất. Dù được sử dụng nhiều nhất thì bản thân mỗi phương thức cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt lên áo thun là gì?

Ưu điểm:

  • Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in ấn màu sắc đa dạng
  • In được các chi tiết phức tạp, độ nét cao, không bong tróc, không vỡ hình in. Với quá trình in được diễn ra theo một quy trình chặt chẽ, và đảm bảo yêu cầu về chất lượng.    
  • Nguyên vật liệu đầu vào có giá thành rẻ, không quá cao.
  • Là công nghệ in tương đối đơn giản, dễ thực hiện phù hợp cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến xưởng may mặc xí nghiệp.
  • Quá trình chuẩn bị các khâu để in đơn giản và không quá cầu kỳ
  • Không cần quá nhiều nhân công vận hành 
  • Không chỉ được sử dụng trên áo thun, công nghệ in chuyển nhiệt được sử dụng cho nhiều loại quần áo khác nhau. 

so-sanh-uu-nhuoc-diem-cua-in-chuyen-nhiet-va-in-lua

Nhược điểm:

  • Công nghệ in chuyển nhiệt chỉ áp dụng cho những sản phẩm thông thường như: Áo thun sáng màu, vải cotton sáng màu, các loại phôi chuyển nhiệt bề mặt phẳng như gạch men, pha lê, móc khóa, phôi ốp lưng,…
  • Các loại máy móc hoạt động chưa tốt, đưa lại những hiệu quả không cao.   

Ưu nhược điểm của phương pháp in lụa

Ưu điểm:

  • Thao tác thực hiện phương pháp in lụa khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và công sức tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho doanh nghiệp, xưởng may mặc.
  • Sử dụng được trên nhiều loại vải khác nhau và có nhiều màu sắc khác nhau. 
  • Màu sắc vải nền không ảnh hưởng tới màu sắc, hình ảnh được in lên.        
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không cao
  • Đây là phương pháp sử dụng được với số lượng lớn
  • Đặc biệt, thời gian in nhanh phù hợp với những xí nghiệp, xưởng may có quy mô vừa và lớn.

Nhược điểm:

  • Chất lượng hình ảnh không được cao, không được sắc nét. 
  • Phương pháp in lụa không sử dụng được với những hình ảnh có độ phức tạp cao.     
  • Độ bền màu không cao, chỉ được 3 -4 tháng
  • Trước khi tiến hành in cần chuẩn bị rất nhiều khâu. Gây ảnh hưởng tới tốc độ và nhu cầu của các doanh nghiệp. 

In chuyển nhiệt và in lụa hai phương pháp in được sử dụng nhiều nhất với các công ty doanh nghiệp. Là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất, và tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp. 

Bởi vậy hai phương pháp này, tùy thuộc vào điều kiện của các cơ sở khác nhau sẽ sử dụng một phương pháp tốt nhất. 

Tìm hiểu thêm: Thêu vi tính là gì? Ưu và nhược điểm của thêu vi tính

Hi vọng với tổng hợp của Đồng Phục VANDA về khái niệm in chuyển nhiệt lên áo thun là gì? Bạn có thể có cho mình những kiến thức hữu ích nhất về phương pháp in này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Mach-ban-cach-chon-vai-may-vay-cong-so-phu-hop-dongphucvanda

Mách bạn cách chọn vải may váy công sở phù hợp

Với những cô nàng làm việc trong môi trường công sở thì việc lựa chọn váy vóc để mặc luôn...
Ao-dai-cach-tan-may-vai-gi-dep-top-5-loai-vai-dang-gia-dongphucvanda

Áo dài cách tân may vải gì đẹp? Top 5 loại vải đáng giá

Những chiếc áo dài cách tân với thiết kế độc đáo mang đến nét đẹp hiện đại, tinh tế nhưng...
Cac-loai-vai-khong-tham-nuoc-va-mot-so-luu-y-khi-su-dung-dongphucvanda

Các loại vải không thấm nước và một số lưu ý khi sử dụng

Những trang phục chất liệu vải không thấm nước thường được nhiều người tìm kiếm. Đặc biệt là trong những...
Kho-vai-la-gi-cach-chon-kho-vai-may-quan-ao-phu-hop-dongphucvanda

Khổ vải là gì? Cách chọn khổ vải may quần áo phù hợp

Để tạo nên những bộ trang phục lên form đẹp, hợp dáng người thì việc chọn khổ vải đóng vai...
Cach-tay-phan-tren-vai-nhanh-sach-chi-voi-vai-buoc-don-gian-dongphucvanda

Cách tẩy phấn trên vải nhanh sạch chỉ với vài bước đơn giản

Ắt hẳn những vết phấn sót lại trên vải sau khi may sẽ vô tình khiến trang phục của bạn...
Top-10-loai-vai-khong-nhan-trong-gioi-mac-dep-nhat-dinh-phai-biet-dongphucvanda

Top 10 loại vải không nhăn trong giới mặc đẹp nhất định phải biết

Quần áo bị nhăn khiến trang phục của bạn dường như giảm đi vẻ thẩm mỹ vốn có. Nó gây...