Khi đặt may áo thun, ngoài việc chú trọng đến thiết kế, họa tiết in ấn thì lựa chọn một loại vải cũng là một điều quan trọng. Giữa rất nhiều loại vải có đặc tính, ưu và nhược điểm khác nhau, rất khó để lựa chọn. Bài viết này, Đồng phục Vanda sẽ giới thiệu về những loại vải may áo thun phổ biến.
Cùng khám phá với chúng tôi và tìm ra loại vải phù hợp với bạn nhé!
Mục lục nội dung
Những loại vải may áo thun phổ biến
Hiện nay trên thị trường gần 40 loại vải dùng để may áo thun:
Vải cotton:
- Loại 1 (2 chiều / 4 chiều): 100% cotton, 65/35, 35/65
- Loại 2 (2 chiều / 4 chiều): 100% cotton, 65/35, 35/65
Vải cá sấu:
- Cá sấu 2 chiều : 100% cotton, Tixi, CVC
- Cá sấu 4 chiều : 100% cotton, Tixi, CVC
- Poly (Dri Fit)
- Cá sấu 65/35 Hàn Quốc
- Cá sấu 65/35 căng kim
- Vải cá sấu 65/35 cán ống
- Vải cá sấu PE căng kim
- Cá sấu PE cán ống
- Cá sấu PE giả 65/35
Vải cá mập:
- Loại 2 chiều: 100% cotton, 65/35, 35/65
- Loại 4 chiều: 100% cotton, 65/35, 35/65
- Vải cá mập PE
Thun mè: Mè thường, mè ngọc, mè mắt lớn, mè mắt nhỏ, mè nhí, mè caro
- Vải thun Interlock (thun 2 mặt, thun Sẹc xây)
- Vải thun Visco (vải thun dẻo)
- Thun lạnh (áo bóng đá)
- Thun cát CD muối tiêu (CD tàn thuốc)
- Vải thun Xô Len 4 chiều
- Vải thun lưới
Các loại vải thun khác: vải thun rayon, thun bóng cào, thun lính bò sữa, thun poly 2 da, thun cát may đầm, thun da cá, thun vảy cá, thun sọc visco, thun sọc tixi, thun su pha, thun nỉ, thun tăm.
Hiện nay, loại vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải cotton. Đây là loại vải có chất lượng cao, giá thành vừa phải, phù hợp với khí hậu nước ta.
Cotton – loại vải may áo thun phổ biến nhất
Cotton là loại vải được dệt từ những sợi cây bông tự nhiên. Loại vải này có đặc tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi rất tốt, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
Áo thun được may bằng phải cotton phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.Thường được sử dụng trong áo công ty, shop, cafe. Cotton được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa trên thành phần cấu tạo, vải cotton được chia làm 3 loại:
- 100 % Cotton
- Cotton 65/35 (CVC)
- Tixi (Cotton 35/65)
Vải 100% cotton
Vải 100% cotton là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi bông tự nhiên. Chỉ thêm một vài chất liệu để chống mốc, chống mục. Không hề pha trộn bất cứ thành phần hóa học nào khác.
Cotton 100% có đặc tính mềm, độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Áo thun được may từ loại vải này rất thích hợp với khí hậu nước ta.
Tuy nhiên, vải cotton 100% có giá thành khá cao so với các loại vải còn lại.
Vải cotton 65/35 (CVC) – Loại vải may áo thun phổ biến trên thị trường
Vải cotton 65/35 có thành phần chính là sợi cotton được dệt từ bông và sợi PE. Hai thành phần này được kết hợp theo tỷ lệ 65% cotton và 35% PE.
Loại vải này có độ bền khá cao, co dãn và thấm mồ hôi rất tốt. Giá cả của loại vải này rẻ hơn so với Cotton 100% .
Vải cotton 65/35 được sử dụng rộng rãi nhờ vẫn giữ được ưu điểm vốn có của cotton mà còn có giá thành rẻ hơn. Loại vải này được sản xuất với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng.
Vải tixi (cotton 35/65)
Vải tixi hay còn được gọi với cái tên khác là vải cotton 35/65. Loại vải này được tạo nên từ sự kết hợp 35% Cotton và 65% PE. Được tạo nên theo tỉ lệ này nên vải tixi có sự mềm mại vừa phải, hơi thô, thấm hút mồ hôi.
Vải tixi có giá thành khá thấp. Đây là loại vải được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc.
Xem thêm: Vải thun tixi là gì? Ứng dụng của vải thun Tixi vào đời sống
Cách phân biệt các loại vải cotton
Để tránh việc bạn phải bỏ số tiền cao nhưng mau phải chất liệu không đúng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẹo để phân biệt các loại vải cotton.
Cách thông dụng nhất mọi người thường hay sử dụng là quan sát bằng mắt:
- Khi gấp vải cotton thường có nếp gấp trên bề mặt. Khi sờ vào vải cotton mềm nhưng không lạnh
- Các loại vải có pha sợi hóa học thường khi gấp không để loại nếp. Loại vải này khi sờ vào có cảm giác mát tay.
Ngoài ra, bạn có thể đốt một mẫu vải nhỏ để xác định:
- Vải cotton 100% khi đốt có ngọn lửa có màu hồng, khói xám, sau khi đốt tàn tro không bị vón cục.
- Các loại vải có pha thành phần hóa học, khi cháy có mùi ám, tàn tro sau khi đốt bị vón cục.
Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những loại vải may áo thun phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.
Xem thêm:
Bí quyết chọn xưởng in áo thun chất lượng Đà Nẵng
Đồng phục công nhân cơ khí có những đặc điểm gì?
In chuyển nhiệt lên áo thun – Có ưu và nhược điểm gì so với in lụa