Một số loại vải tuy sử dụng thường xuyên nhưng khi được gọi với một cái tên khác sẽ khiến nhiều người khó thể nhận biết được nó. Và ở chất liệu vải wool quen thuộc cũng như vậy. Nếu như bạn đang băn khoăn không biết chất liệu vải wool là gì? Đặc điểm của loại vải này như thế nào, ứng dụng và cách bảo quản vải ra sao? Mời bạn cùng Đồng Phục Vanda theo dõi qua bài viết sau nhé.
Mục lục nội dung
Vải wool là vải gì?
Nghe tên có vẻ lạ nhưng thực chất vải wool chính là loại vải len chúng ta vẫn hay sử dụng thường ngày đấy. Đây là vải có nguồn gốc từ động vật. Sợi vải dệt len được lấy từ lớp lông của một số con vật như cừu, dê, lạc đà, thỏ,… Thành phần chủ yếu trong len là keratin hay xơ len chiếm đến 90%/. Chúng được loại bỏ các tạp chất và chế biến ra len sợi chải thô hay chải kỹ. Sau đó chúng được kéo sợi và dệt vải. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay thì người ta cũng có sự pha trộn giữa các sợi vải khác nhau để tạo đồ len.
Được biết nguồn gốc của vải này có từ lâu đời. Trước đây, ngành chăn nuôi cừu rất phát triển là nguồn cung cấp tuyệt vời để sản xuất nên loại vải len này. Nguồn gốc của vải ban đầu được cho là ở khu vực Trung Đông. Ở đây những người du mục đã biết cách thu hoạch lông cừu để dệt vải. Qua thời gian, với đặc tính giữ ấm và mềm mại nên chúng nhanh chóng lan rộng sang châu Âu và các nước trên thế giới. Trong thời kỳ trung cổ, vải wool mang đến những giá trị kinh tế thương mại bất ngờ. Hiện nay, ở Anh và Úc là những nơi có ngành công nghiệp dệt wool phát triển mạnh.
Ưu nhược điểm của vải len
Vải wool (len) cũng có được những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật ở chất liệu vải len đó là:
- Chất vải mềm mại mang đến cảm giác dễ chịu cho da
- Độ dày dặn trong kiểu dệt giúp vải có khả năng giữ ấm cực tốt
- Vải có độ co giãn và đàn hồi tốt
- Khả năng hút ẩm tuyệt vời
- Chịu nhiệt, cách điện, cách nhiệt
- Khó cháy hay cháy rất chậm. Tắt ngay sau khi đưa ra khỏi lửa
- Hấp thụ thuốc nhuộm tốt nên màu sắc vải rất đa dạng
- Vải cũng có độ thoáng khí tốt
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải wool cũng có các nhược điểm riêng. Loại vải này thường có giá thành cao do có nguồn nguyên liệu từ lông động vật. Hơn nữa quá trình sản xuất cũng đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp. Thêm vào đó, khi tiếp xúc với môi trường kiềm hay nước nóng sẽ dễ gây hư hỏng vải. Đặc biệt với độ dày dặn, hút ẩm nên loại vải này cũng khá lâu khô khi giặt. Nếu không phơi khô kỹ lưỡng thì vải rất dễ bốc mùi kèm ẩm mốc.
Ứng dụng của vải wool
Hiện nay, khi nhắc tới vải len thì người ta sẽ nghĩ đến công dụng may đồ giữ ấm trước tiên. Nhưng ở loại vải này còn có nhiều ứng dụng nổi bật khác nữa. Có thể kể đến như:
Trong may mặc
Có thể thấy rằng tính ứng dụng của vải wool trong thời trang may mặc khá phổ biến từ trước đến nay. Vải được dùng để may các trang phục quần áo mặc giữ ấm, giữ nhiệt như áo khoác, áo choàng, áo ấm, bộ đồ len, chân váy len, áo giữ nhiệt,… Ngoài ra, người ta cũng dùng vải để đan thành các loại mũ len, tất, găng tay, khăn choàng cổ,…
Trong ngành nội thất
Một ứng dụng nổi bật của vải wool len trong đời sống hiện nay phải kể đến lĩnh vực nội thất. Những đồ len được dùng để trang trí nhà cửa tạo nên sự sang trọng và ấm cúng. Có thể kể đến một số sản phẩm như: thảm, rèm cửa, chăn, bọc ghế sofa,… Ngoài ra, vải còn được dùng làm phụ gia xây dựng cho các chi tiết cách nhiệt, cách điện
Kinh nghiệm bảo quản đồ vải wool đúng cách
Dùng vải wool muốn bền bỉ thì công tác bảo quản vải nên được chú trọng kỹ lưỡng. Trong quá trình sử dụng loại vải này, bạn có thể lưu lại một số tips bảo quản như sau:
- Giặt vải bằng nước lạnh hay nước ấm bằng tay. Có thể dùng máy giặt nhưng tốt nhất nên đặt đồ trong túi giặt.
- Tránh cho vải tiếp xúc với nước nóng hay là ủi vải với mức nhiệt cao
- Không dùng các hóa chất tẩy rửa mạnh
- Không nên treo đồ len bằng móc để tránh chảy xệ, mất form
- Phơi khô vải trong nơi thoáng mát, có gió, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên vải
- Bảo quản đồ vải wool khô sau khi giặt xong trong loại túi vải thoáng khí
Thông tin trên của Đồng Phục Vanda cũng đã giúp bạn biết được vải wool là gì. Vốn là chất liệu len thân thuộc nên chúng được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Hãy giữ gìn và bảo quản những bộ đồ từ vải này đúng cách để chúng có được vẻ đẹp lâu dài.
Xem thêm
Vải tằm Ý là gì? Những điều cần biết khi sử dụng vải này
Chất vải xleo là vải gì? Bật mí những thông tin cần biết
Chất vải tuytsi là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về vải