Mặc trang phục hằng ngày, thế nhưng rất ít khi chúng ta để ý đến chất liệu vải may mặc của chúng. Bên cạnh những chất liệu phổ biến như vải nỉ, lụa, đũi, nhung thì vải umi cũng là một loại vải được sử dụng để may quần áo. Vậy bạn có biết vải Umi là vải gì? Tính chất nổi bật, ứng dụng và cách bảo quản chúng như thế nào? Cùng Đồng Phục Vanda tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Mục lục nội dung
Vải Umi là vải gì?
Loại vải Umi trở nên phổ biến trên thế giới từ những năm 1883. Loại vải này được nghiên cứu sản xuất nhằm thay thế cho các loại tơ lụa đắt tiền. Để tạo nên vải Umi, người ta thường dệt từ những sợi tơ nhân tạo và sợi tự nhiên với thành phần chiết xuất từ gỗ cây tre hay nứa. Bởi thế nên sợi vải này thuộc dạng bán tổng hợp.
Vì có thành phần thiên nhiên nên ưu điểm của loại vải này đó là mang đến sự thoáng mát, thân thiện, an toàn cho da. Hơn nữa, chất vải cũng thấm hút tốt, mau khô.Vì thế vải dần trở nên phổ biến với những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
Để làm nên được loại vải này thường phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, gỗ sẽ được nghiền nhỏ thành bột và phân rã trong hóa chất hòa tan. Tiếp đến dung dịch này được loại bỏ tạp chất, làm sạch, tẩy trắng. Công đoạn kế tiếp là xử lý hóa chất tạo thành dung dịch visco. Từ dung dịch này, thông qua máy móc để tạo sơ, kéo sợi, dệt và đan thành vải Umi.
Tính chất của vải Umi
Được biết đến là loại vải có sợi bán tổng hợp nên vải Umi cũng sở hữu những đặc tính riêng. Tính chất của vải cũng được tạo nên từ các thành phần cấu tạo nên nó. Cụ thể như sau:
Tính chất vật lý
- Có bề mặt mềm mại khi chạm vào
- Vải có độ co giãn, đàn hồi tốt
- Khả năng thấm hút ưu việt, không bị bám dính vào cơ thể khi bị ướt
- Chất liệu mỏng nhẹ, thoáng khí. Có độ rũ và bồng bềnh như lụa khi mới nhìn qua
- Độ bền không cao do ảnh hưởng của môi trường
Tính chất hóa học
Vải được chiết xuất từ những vật liệu bột gỗ, tre, nứa. Vì thế trong những điều kiện khí hậu ẩm thường dễ bị nấm mốc. Loại vải này cũng không bền với lửa, axit hay kiềm. Dễ bén lửa vì chất vải khá mỏng. Mặc dù vải này không tan trong nước nhưng khi bị ướt, chất lượng của nó cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. Đây cũng là những nhược điểm của loại vải umi mà bạn nên lưu ý khi may trang phục.
Ứng dụng phổ biến trong đời sống
Ngày nay, vải Umi được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống. Chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, thời trang, nội thất, trang trí,… Sau đây là một vài ứng dụng nổi bật của vải mà bạn có thể tìm hiểu:
- Trong thời trang, vải Umi thường được dùng để may các loại áo quần như áo phông, đồ đồng phục. Khá thích hợp trong những môi trường hoạt động dễ đổ mồ hôi vì vải có khả năng thấm hút tốt. Thêm vào đó, vải cũng là chất liệu phổ biến trong các dòng váy ôm body.
- Nhiều xưởng sản xuất chăn, ga, gối, đệm cũng sử dụng khá phổ biến chất liệu này.
- Vải cũng được dùng làm thành những tấm rèm cửa hay khăn phủ bàn
- Các balo, túi xách cũng sử dụng chất vải Umi
Cách bảo quản trang phục vải Umi hiệu quả
Trong thành phần được chiết xuất từ những chất liệu tự nhiên nên vải Umi muốn sử dụng lâu bền phải có cách bảo quản tốt. Sau đây là một vài kinh nghiệm bảo quản, vệ sinh sản phẩm vải Umi hiệu quả.
- Nên chọn sử dụng các loại xà phòng trung tính, có tính tẩy rửa thấp để giặt vải
- Để tránh bị bám màu, nên giặt vả riêng
- Giặt vải bằng tay và tránh việc vắt quá mạnh trang phục để giữ độ co giãn
- Không ngâm sản phẩm quá lâu trong trong bột giặt hay nước nóng
- Sử dụng nước lạnh để giặt vải
- Dùng khăn bông để thấm khô nước sau khi giặt
- Phơi trang phục ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Khi là ủi quần áo vải Umi nên để ở mức nhiệt trung bình
Trên đây là những giải đáp về vải Umi là vải gì? Tính chất, ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản chúng cũng được Đồng Phục Vanda chia sẻ. Hy vọng các kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn khi chọn vải may trang phục phù hợp.