Với sự đa dạng của thị trường vải hiện nay, không khó để tìm cho mình chất liệu may mặc ưng ý. Một trong số đó không thể quên nhắc đến chất liệu vải su. Vậy bạn có tò mò vải su là gì? Chúng có những ưu nhược điểm và ứng dụng ra sao? Bài viết sau đây của Đồng Phục Vanda sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục nội dung
Vải su là vải gì?
Có thể thấy độ phổ biến của chất liệu vải su trên thị trường hiện nay. Loại vải này hay còn có tên gọi là sufa hay su pha. Thành phần cơ bản cấu tạo nên loại vải này đó là polyester và spandex có độ đàn hồi cao. Vì thế nhìn hình thù vải như một tấm cao su thông thường.
Các loại sợi su tổng hợp nhân tạo này có kích thước rất nhỏ, màu trong. Chúng được dệt đan xen vào nhau tạo nên bề mặt vải trơn bóng, mịn. Đặc biệt vải không bị xù lông sau một thời gian sử dụng. Chất liệu vải này cũng có giá thành tương đối rẻ và được ứng dụng linh hoạt trong đời sống.
Ưu, nhược điểm của vải su là gì?
Ở loại vải su này, chúng ta cũng có thể nhận thấy những ưu và nhược điểm riêng. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên căn cứ vào tính chất vải để có cách dùng phù hợp.
Ưu điểm
Vải su là gì chắc hẳn bạn cũng đã biết. Vì thế ưu điểm của vải là điều mà người tiêu dùng quan tâm khá nhiều. Một số ưu điểm nổi bật của loại vải này như sau:
- Đầu tiên đó là vải su có độ bền khá cao. Các trang phục may từ loại vải này có thể giữ được độ bền trong thời gian dài, khoảng hơn 2 năm.
- Dù loại vải này không co giãn quá nhiều, nhưng chúng vẫn có khả năng co giãn theo 4 chiều. Bởi thế, khi mặc trang phục vải này tham gia các hoạt động thường ngày, chúng ta vẫn cảm giác thoải mái.
- Loại vải này có bề mặt mịn, trơn và không bị nhăn. Khi co giãn cũng nhanh trở lại hình dáng cũ. Vì thế tính thẩm mỹ của trang phục luôn được đảm bảo lâu dài.
- Một ưu điểm nổi trội của vải su pha đó là giá thành tương đối rẻ. Bở quy trình sản xuất ra vải cũng không tốn quá nhiều chi phí. Mức giá trung bình của vải chỉ bằng ⅓ giá vải cotton.
- Vải cũng khá dễ dàng để in ấn với các phương pháp như in chuyển nhiệt, in lụa. Đảm bảo thành phẩm có màu in sắc nét, chân thực.
Ngoài ra, loại vải su này được nhiều người ưa thích bởi có bảng màu khá phong phú. Có thể thấy một số màu nổi bật như cam, đỏ cháy, xanh lục, vàng chanh, xám rêu, hồng đào,…
Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm là vậy nhưng loại vải này cũng tồn tại một số khuyết điểm riêng. Dễ thấy nhất đó là vải không mang đến cảm giác thông thoáng. Do thành phần cấu tạo nên vải không có sợi tự nhiên mà chỉ là các sợi tổng hợp nhân tạo. Bởi thế nên vải không thích hợp để may các trang phục mặc hè. Nhưng nếu là mùa đông thì vải lại phát huy được tác dụng giữ nhiệt khá tốt đấy.
Một nhược điểm đáng nói đến của loại vải su này là gì? Đó là khả năng thấm hút nước, thấm hút mồ hôi kém. Vì vậy dễ gây ra sự bết dính, thẩm thấu ngược vào da khiến cơ thể bị lạnh.
Các loại vải su phổ biến
Loại vải su cũng được sản xuất với 3 loại cơ bản. Nổi bật có thể kể đến là:
- Vải su pha hay vải thun supha. Các sợi vải sẽ được dệt đan xen vào nhau theo hình chữ thập tạo thành các ô vuông nhỏ và đều nhau.
- Su Pe được dệt từ những sợi vải đồng đều nhau. Bởi thế nên bề mặt của vải có được đặc tính thẩm mỹ cao, mịn màng, đẹp mắt. Tỷ lệ sợi polyester trong vải chiếm đến 95% nên khá phù hợp cho việc in chuyển xử lý nhiệt, ép lụa,…
Vải su sược thường có độ dày hơn vải su pe. Trên bề mặt có những đường sược dài
Ứng dụng của vải su
Loại vải này cũng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Chủ yếu xuất hiện trong ngành thời trang may mặc với các sản phẩm như đồng phục công ty, áo lớp, nhóm,… Bởi lẽ vải có màu sắc đa dạng và dễ dàng in ấn theo yêu cầu. Hơn nữa còn có độ co giãn tốt nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Ngoài ra, một dạng sản phẩm được may chủ yếu từ vải su đó là các trang phục nội y. Bởi nó mang đến những ưu điểm như ôm dáng, co giãn, định hình, mát mẻ, mềm mịn và không lộ vân. Bởi thế giúp các bạn nữ tự tin diện đồ mà không hề lo phản cảm đâu.
Vải su có độ dày khá tốt nên cũng phù hợp để may các khẩu trang. Nó mang đến những công dụng như chống bụi bẩn, bề mặt trơn mịn chống nước, hạn chế virus. Đặc biệt, vải có độ giãn, mềm mịn nên an toàn với da mặt. Bạn cũng có thể giặt và tái sử dụng giúp tiết kiệm nhiều chi phí mua khẩu trang mới.
Cách bảo quản trang phục vải su
Bất cứ loại vải nào cũng đòi hỏi việc bảo quản đúng cách để mang đến hiệu quả sử dụng lâu dài. Vải su cũng không phải ngoại lệ. Vậy cách bảo quản trang phục vải su là gì đang được nhiều người quan tâm. Một số tips sau đây có thể sẽ hữu ích với bạn.
- Giặt vải su bằng tay để giữ được độ co giãn của vải và giúp vải không bị xù lông
- Không sử dụng chất tẩy vào vải vì dễ khiến vải bị mất màu và giảm độ bền
- Chỉ giặt vải su với nước lạnh. Không nên giặt với nước có mức nhiệt cao dễ làm hư và biến dạng
- Khi phơi trang phục vải su cũng không nên phơi dưới trời nắng gắt vì khiến màu nhanh phai.
Như vậy, bài viết trên cũng đã bật mí để bạn biết được vải su là gì rồi đấy. Chúc các bạn có thể tìm được trang phục may mặc chuẩn form, chuẩn mùa và giá thành vừa vặn nhất. Cảm ơn đã quan tâm đón đọc bài viết của Đồng Phục Vanda chúng tôi.
Xem thêm
Vải cát hàn là vải gì? Nhận biết ra sao và bảo quản thế nào?
Vải thun lạnh có tốt không? Ứng dụng và cách bảo quản hiệu quả
Vải đũi là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống