Sở hữu bề mặt bóng loáng và mịn màng nên hai loại vải satin và vải phi bóng thường dễ bị nhầm lẫn. Nếu chỉ nhìn sơ qua bề mặt thì rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Với những kiến thức tổng hợp về may mặc, Đồng Phục Vanda sẽ giúp bạn phân biệt hai loại vải này. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục nội dung
Chất liệu may vải satin và vải phi bóng
Đầu tiên, chúng ta thấy được sự khác nhau ở hai loại vải này ở chất liệu cấu tạo nên. Đối với vải phi bóng, chúng được dệt chủ yếu từ nhiều loại sợi khác nhau. Bao gồm như sợi polyester tổng hợp, sợi tơ tằm và sợi viscose. Người ta dệt vải theo từng lớp, bề mặt vải có nhiều sợi ngang nằm song song nhau.
Còn đối với vải satin hay vải satanh, lụa satin. Thành phần chủ yếu của vải này đó là sợi tơ tằm. Ngoài ra cũng có bổ sung thêm ít sợi tổng hợp khác tùy yêu cầu. Kỹ thuật dệt vải này đó là kiểu dệt vân đoạn. Các sợi được dệt xen kẽ theo từng sợi ngang và dọc. Nhờ thế mà cấu trúc vải khá bền chặt và có được độ bóng ở trên, thô mờ ở dưới.
Tính chất của vải satin và vải phi bóng có gì khác nhau?
Sự khác nhau của chất vải satin và vải phi bóng còn ở tính chất của hai loại vải này.
- Độ bền của vải phi bóng cao hơn so với vải satin. Khi giặt, vải phi bóng cũng ít bị nhăn hơn.
- Vì được dệt bằng sợi nhân tạo là chủ yếu nên vải phi bóng thường dày dặn và nặng hơn so với vải lụa satin.
- Chất vải phi bóng thường gây bí bách, không thấm hút, không thoáng khí khi mặc. Còn ở vải satin thì thoáng mát hơn, hút mồ hôi tốt.
- Ở vải satin thường không co giãn. Còn ở vải phi bóng thường có độ co giãn nhẹ.
- Vải phi bóng thường tích điện nhiều khi vào mùa đông. Còn vải satin thường không bị tích điện.
Các loại vải phi bóng và vải satin đặc trưng
Một số loại vải phi bóng nổi bật
Ở vải phi bóng cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại vải nổi bật:
- Vải phi bóng trắng dùng cho may áo sơ mi, lớp lót váy cưới, quần áo dài,…
- Vải phi bóng đen thường thấy ở những trang phục mặc ngủ, váy quần áo dài truyền thống.
- Phi bóng trơn được ứng dụng trong may rèm cửa, áo dài. Loại này có bảng màu sắc đa dạng với các màu đen, đỏ, vàng, xanh,…
- Phi bóng chấm bi cũng được ưa chuộng trong may các bộ váy ngủ, đồ mặc nhà, rèm.
- Vải phi bóng cứng có độ cứng và dày đặc trưng. Thường được may bên trong các mẫu váy bồng xòe giúp giữ form tốt.
Các loại vải satin
Còn ở loại vải satin, chúng ta thấy có sự đa dạng trong mẫu mã hơn. Phổ biến là các loại như:
- Satin lụa
- Vải satin cotton
- Vải satin chiffon
- Satin polyester
- Satin baronet
- Vải Satin Duchess
- Satin Messaline
Giá vải phi bóng và vải satin tham khảo
Sự khác biệt của hai loại vải satin và vải phi bóng còn dựa vào mức giá của chúng. Thông thường vải phi bóng sẽ có giá thành rẻ hơn so với vải lụa satin. Bởi vải phi bóng thường được tổng hợp từ những loại sợi nhân tạo. Kỹ thuật may và sản xuất vải cũng không tốn nhiều chi phí. Còn ở vải lụa satin có thành phần chủ yếu bởi sợi tơ tằm thiên nhiên. Chất liệu cao cấp đáng tiền, thẩm mỹ cao nên mức giá thường khá cao.
Thông thường, một mét vải phi bóng sẽ có giá khoảng 30 đến 35 nghìn đồng. Còn ở vải satin tùy vào từng loại, nguồn gốc sẽ có giá khác nhau. Nếu trong thành phần vải sử dụng chủ yếu chất liệu tơ tằm thượng hạng thì khá đắt đỏ. Trung bình khoảng từ 350 đến 450 nghìn đồng/khổ/1,5m. Còn với vải satin cotton/chiffon có giá từ 130 đến 150 nghìn đồng/khổ.
Qua các thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được vải satin và vải phi bóng có gì khác nhau rồi đấy. Đồng Phục Vanda hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong việc may và lựa chọn trang phục phù hợp. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi.
Xem thêm
Vải áo dài đính đá là vải gì? Kinh nghiệm chọn vải và bảo quản
Vải voan kính là gì? Một số thông tin cần biết khi sử dụng
Top 5 loại vải may áo Jacket đẹp, hợp xu hướng thời trang