Khi nhắc đến ni lông, chắc hẳn ai cũng biết. Đặc biệt, thành phần này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại vải may mặc thường ngày. Vậy bạn có tò mò những đặc tính của loại vải ni lông và ứng dụng của nó ra sao trong cuộc sống không. Cùng Đồng Phục Vanda tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục nội dung
Vải ni lông là vải gì?
Có thể thấy được mức độ sử dụng phổ biến của vải ni lông trong đời sống hiện nay. Vải Nylon, vải ni lông hay còn được gọi là vải Polyamide. Đây là loại vải tổng hợp được tạo nên từ những sợi ni lông. Loại sợi này được điều chế từ hóa chất dầu mỏ. Chính vì thế, loại vải này có sự khác biệt hoàn toàn vì trong thành phần hoàn toàn là sợi tổng hợp, không có vật liệu hữu cơ nào.
Được biết đây là loại vải đầu tiên trên thế giới được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Quá trình sản xuất vải vô cùng phức tạp gồm các công đoạn như polymer hóa, đồng phân và tạo sợi, nhuộm,…. Đòi hỏi thực hiện các phản ứng trùng hợp ngưng tụ dưới áp lực và nhiệt độ cao để tạo ra các tấm polime.
Với tính chất dẻo dai, đàn hồi và độ bền ưu việt, vải nylon được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Phổ biến thường thấy trong các loại áo khoác, áo chống đạn, đồ bơi,…
Nhận biết vải ni lông như thế nào?
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của vải ni lông trong đời sống, loại vải này cũng được sản xuất cải tiến bằng cách pha trộn thêm nhiều loại sợi khác. Tiêu biểu như nhiều loại sợi len, cotton, polyester, spandex,… Vì thế, tìm được một sản phẩm vải ni lông 100% hầu như rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết vải qua một số đặc điểm sau:
- Bề mặt vải ni lông thường có độ bóng, sáng, nhẵn mịn
- Kiểm tra bằng cách vò hay gấp vải, vải nylon ít nhăn và nhanh trở về hình dạng đầu
- Vải ni lông thường không thấm, ít thấm hay thấm nước rất chậm
- Mặc trang phục vải ni lông thường có cảm giác nóng, bí bách
- Nhận biết vải bằng cách đốt, vải cháy sẽ tạo ra mùi khét và có vón cục màu đen
Ưu và nhược điểm của vải nylon
Ở loại vải ni lông này cũng tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn như:
Ưu điểm
Những đặc điểm nổi trội của loại vải nylon thường thấy đó là:
- Vải có độ bền nhiệt, chống trầy xước
- Độ co giãn tốt, ít nhăn ngay cả khi vò hay gấp
- Chất vải dễ nhuộm màu. Bảng màu sắc của vải đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người dùng
- Vải thường có tính kháng ẩm và chống thấm nước tốt. Vì thế khi phơi rất nhanh khô
- Có tính kháng khuẩn và chống nấm mốc tốt
- Bề mặt vải nhẵn mịn, bóng loáng có tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm
Tuy được sản xuất để phục vụ nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống, nhưng loại vải ni lông này cũng có rất nhiều hạn chế. Đặc biệt là tác động không tốt đến môi trường do chất liệu không thể phân hủy một cách tự nhiên. Hơn nữa quá trình sản xuất nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra sự ô nhiễm lớn.
Bên cạnh đó, do vải không thấm hút, không thoáng khí nên khi mặc sẽ gây nên cảm giác khó chịu, nóng bức cho người. Nhất là với ai thường xuyên vận động thì đây không phải là loại vải nên chọn. Ngoài ra, vải nylon cũng dễ cháy và biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Ứng dụng của vải ni lông trong đời sống
Tính ứng dụng của loại vải này trong đời sống khá phong phú. Bạn có thể dùng vải trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến nhất là dùng trong ngành thời trang, may mặc. Những sản phẩm thường gặp đó là áo khoác, đồ bơi, áo mưa, quần áo đi xe đạp,… Ngoài ra, với bảng màu đa dạng và tính thẩm mỹ, vải cũng được sử dụng cho các mặt hàng túi xách, balo, giày bảo hộ.
Trong lĩnh vực nội thất, vải cũng được dùng cho các loại rèm, khăn trải bàn, thảm trải sàn, bọc ghế,… Ngoài ra, vải có độ bền tốt nên được sử dụng để làm lều, phông bạt, tấm dù, dây đàn, dây vợt. Cũng có thể thấy trong các bộ phận máy móc như ống lót, đinh tán, vòng đệm,…
Cách vệ sinh và bảo quản vải nylon
Để bảo quản trang phục vải ni lông, bạn cũng nên sử dụng chúng đúng cách. Một số mẹo vệ sinh bảo quản cần thiết mà bạn có thể tham khảo như:
- Giặt trang phục loại vải này bằng tay hay bằng máy đều được vì chất vải khá bền.
- Dùng nước lạnh để giặt vải nylon. Không giặt vải trong nước nóng vì rất dễ bị biến dạng.
- Chọn giặt loại bột giặt trung tính, dịu nhẹ, tránh việc tẩy trắng
- Phơi khô quần áo tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nhiệt độ cao
- Không dùng bàn là hay máy sấy để làm khô vải
Vừa rồi bài viết của Đồng Phục Vanda cũng đã giới thiệu đến bạn biết được vải ni lông là vải gì? Các đặc điểm và ứng dụng của vải ni lông trong đời sống hiện nay. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến mọi người nhé. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
Xem thêm
Bật mí vải dệt kim là gì và những thông tin cần biết
Vải cát hàn là vải gì? Nhận biết ra sao và bảo quản thế nào?
Tìm hiểu về vải phi bóng – chất liệu thời trang thẩm mỹ cao