Là một chất liệu khá thân thuộc trong đời sống, vải mè mang đến rất nhiều công dụng nổi bật. Để biết được vải mè là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản của vải ra sao? Hãy dành ra ít phút theo dõi bài viết sau cùng Đồng Phục Vanda nhé.
Mục lục nội dung
Chất liệu vải mè là gì?
Mặc dù tiếp xúc khá phổ biến nhưng chất liệu vải mè là gì vẫn chưa được nhiều người nắm rõ. Thực chất loại vải này còn được gọi với cái tên là vải thun mè. Ngay từ cái tên vải, bạn cũng có thể đoán ra được kết cấu của vải. Sở dĩ là vì trên bề mặt của vải có nhiều lỗ nhỏ giống như hạt mè vậy. Nhờ vậy mà vải mang đến khả năng thoát ẩm cực tốt.
Để làm nên một tấm vải mè, người ta có thể sử dụng 100% chất liệu polyester. Hoặc có thể là pha trộn giữa polyester và cotton theo các tỷ lệ khác nhau. Ngoài ra, để giúp vải có được độ co giãn tốt hơn thì khi sản xuất còn cho thêm spandex vào. Độ co giãn sẽ phụ thuộc vào chất vải thun mè co giãn 2 chiều hay 4 chiều.
Ưu nhược điểm của vải mè
Chất liệu vải mè cũng có được những ưu và nhược điểm riêng:
Ưu điểm
- Một số ưu điểm khiến vải mè được ưa chuộng hiện nay đó là:
- Vải có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc
- Chất vải có độ thoáng khí cao nhờ các lỗ nhỏ hạt mè trên bề mặt
- Màu sắc vải mè đa dạng phù hợp với nhiều sở thích của người dùng
- Vải nhanh khô
- Chất liệu vải mè không bị nhăn, giữ form ổn
- Hạn chế được tình trạng ẩm mốc, mùi khó chịu
- Độ bền của vải tốt
- Giá thành hợp lý
Nhược điểm của vải mè là gì?
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì vải mè cũng có những nhược điểm riêng. Đầu tiên có thể thấy đó là khả năng hút ẩm không cao. Đối với một số người làm việc, hoạt động ra mồ hôi nhiều, mặc vải mè thường sẽ có cảm giác bết dính lên da. Vì vậy chất liệu này thường không thích hợp để may các đồ ôm sát.
Tiếp theo, hạn chế của vải mè đó là khả năng chịu nhiệt kém. Điều này xuất phát từ việc trong thành phần của vải có chứa nhựa tổng hợp. Do đó khi gặp nhiệt độ cao, vải có khả năng bị biến dạng, co rút hay bạc màu. Nếu bạn không muốn trang phục kém thẩm mỹ thì tốt nhất nên hạn chế để vải tiếp xúc với trời nắng gắt, nước nóng hay nhiệt sấy cao nhé.
Một số ứng dụng nổi bật của vải mè
Sở hữu những ưu điểm nổi bật, vải mè ngày nay rất được ưa chuộng trong đời sống thường ngày. Chúng được ứng dụng và chế tạo nên rất nhiều mặt hàng thời trang. Nổi bật nhất là các sản phẩm áo quần thể thao hay áo thun mè đồng phục công ty, áo lớp,… Những trang phục này sẽ giúp cho người mặc có được sự thoải mái do độ thoáng khí cao. Ngoài ra, màu sắc đa dạng của vải cũng sẽ linh hoạt cho sự lựa chọn của người mặc.
Bên cạnh đó, vải thun mè còn được dùng để may các loại áo khoác, áo gió. Thường là lớp lót nên trong để tăng sự thoáng khí. Ngoài ra, với bề mặt nhiều lỗ thoáng khí nên vải cũng được dùng để may khẩu trang.
Không những dùng trong ngành thời trang, vải mè cũng được sử dụng làm đồ trang trí nội thất. Bạn có thể thấy một số sản phẩm trong lĩnh vực này như khăn trải bàn, ga trải sofa, thảm lót sàn, rèm che nắng,…
Cách bảo quản trang phục vải mè
Bất cứ món đồ nào khi được giữ gìn tốt thì mới có được tuổi thọ lâu dài. Vì thế, để giúp bảo quản đồ bằng vải mè bền đẹp dài lâu, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Giặt quần áo vải mè ở nhiệt độ thường dưới 40 độ C
- Dùng nước giặt tẩy nhẹ để làm sạch vải
- Hạn chế sử dụng bàn ủi với mức nhiệt cao để ủi vải.
- Không nên phơi áo quần vải mè nhiều giờ liên tục dưới nắng gắt
- Tiến hành giặt giũ đồ vải mè ngay sau khi sử dụng để tránh mốc và bám mùi khó chịu
- Bảo quản trang phục vải mè ở trong tủ nếu không thường xuyên sử dụng
Bài viết ở trên của Đồng Phục Vanda cũng đã giúp bạn biết được vải mè là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản vải ra sao hợp lý. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn nếu có nhu cầu sử dụng loại vải này. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi.
Xem thêm
Vải chéo thái là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản
Vải da lộn là gì? Cách bảo quản vải luôn bền đẹp
Vải borip là vải gì? Tất tần tật các thông tin cần biết