Vốn là một trong những chất liệu vải thuộc hạng cực phẩm, vải lụa chưa bao giờ trở nên hết hot trên thị thời trang hiện nay. Vậy bạn có muốn biết đặc điểm nổi bật của vải lụa là gì? Ứng dụng của chúng trong đời sống phong phú ra sao? Lụa Việt Nam có ưu thế gì hơn so với lụa xứ Trung? Để giải đáp rõ hơn các câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết của Đồng Phục Vanda nhé.
Mục lục nội dung
Vải lụa là gì?
Vải lụa hay vải silk là một trong những chất liệu vải cao cấp và được nhiều người ưa chuộng từ bao đời nay. Chất liệu chủ yếu để tạo nên vải là các sợi tơ đến từ con tằm. Vải có kết cấu mỏng, nhẹ và bề mặt siêu mềm mịn và có độ bóng tự nhiên.
Sợi tơ tằm được dùng làm lụa khá đa dạng như tơ tằm dâu, tơ tằm lá sắn, tơ tằm lạc,… Chất lượng của sợi tơ sẽ phụ thuộc vào loại lá nuôi tằm. Bởi tằm thường ăn lá và nhả sợi. Chất liệu sợi được ưa chuộng nhất hiện nay đó là tơ tằm dâu.
Để có được một tấm vải lụa đẹp, người dệt vải phải trải qua rất nhiều công đoạn. Quy trình nuôi diễn ra theo các bước như:
- Nuôi tằm
- Nhả kén
- Ươm tơ
- Dệt lụa
- Nhuộm màu lụa tạo thành phẩm
Với quy trình dệt lụa vô cùng kỳ công và có đặc tính thẩm mỹ cực kỳ cao. Hơn nữa, chất liệu này còn mang đến cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người mặc. Thế nên mức giá của lụa trên thị trường khá cao. Hiện nay, vải được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thị trường.
Ưu, nhược điểm của sản phẩm là gì?
Ở vải lụa cũng sở hữu các ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Về ưu điểm
Với chất liệu tự nhiên và trải qua quy trình dệt bài bản, nhiều công đoạn nên vải lụa thường sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Một số đặc điểm nổi bật thường thấy đó là:
- Chất vải an toàn, lành tính, không gây kích ứng cho da. Thân thiện với môi trường
- Đặc tính vải bền, nhẹ và chịu nhiệt tốt. Mặc thoáng mát vào mùa hè
- Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng hút ẩm cao
- Tính dẫn nhiệt kém, giữ nhiệt tốt tạo sự ấm áp vào mùa đông
- Bền màu, có độ sáng bóng tự nhiên tạo nên tính sang trọng và thu hút cho trang phục
- Ít bám bẩn và dễ dàng làm sạch
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng lụa cũng không tránh khỏi các nhược điểm nhất định. Hạn chế đầu tiên dễ thấy nhất đó là giá thành vải thường khá cao do quá trình sản xuất kỳ công. Hơn nữa, vải được làm từ chất liệu tự nhiên, không hóa chất nên dễ chịu sự tác động và phá hại của côn trùng. Mặt khác còn dễ bị ố vàng bởi mồ hôi. Ngoài ra, độ co giãn của vải lụa thường thấp hơn so với các loại vải khác.
Ứng dụng vải lụa trong đời sống
Hiện nay, vải lụa có thể ứng dụng linh hoạt vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Loại vải này có độ bóng nhẹ tự nhiên, mềm mại, nhẹ nhàng phù hợp với nhiều độ tuổi. Đặc biệt đây là chất liệu được các chị em phụ nữ cực kỳ yêu thích. Phần lớn trang phục bằng lụa hiện nay được may và dệt chủ yếu cho phái đẹp.
Trong thời trang, vải được dùng để may khá nhiều loại trang phục. Phổ biến như váy, đầm dạ hội, váy cưới, áo dài, sơ mi, đồ lót,… Ngoài ra còn được dùng may các phụ kiện thời trang như cà vạt, khăn choàng cổ,… Khi mặc vào, chúng ta luôn cảm nhận được độ mềm mịn dễ chịu, thướt tha và cực kỳ sang trọng.
Bên cạnh đó, vải lụa cũng được ứng dụng trong trang trí nội thất. Các sản phẩm thường thấy như rèm, màn, chăn ga bằng lụa. Mặt khác chất lụa còn được ứng dụng làm các đồ trang trí như tranh, băng rôn, hoa lụa,…
Phân biệt lụa Việt và lụa Trung như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm làm từ lụa khá đa dạng. Có cả lụa tơ tằm Việt Nam và các loại lụa nhập từ Trung, Hàn Quốc. Nếu không trực tiếp nhìn thấy quá trình từ khi ươm tơ, dệt đến may trang phục thì bạn sẽ khó có thể nào nhận biết được đâu là lụa tơ tằm chính phẩm Việt Nam. Sau đây là vài tips để bạn có thể nhận biết vải lụa Việt và lụa Trung.
- Sờ lên vải nếu có cảm giác mềm mượt và mát thường là lụa tơ tằm dệt thủ công của Việt Nam.
- Dùng tay vò vải, nếu thấy trở về nguyên hình dạng ban đầu thường là lụa Việt Nam. Còn vải lụa Trung thường dễ nhăn.
- Quan sát hoa văn vải lụa để phân biệt. Ở vải lụa Việt thường có họa tiết khá đơn giản và được tạo ra ngay trong quá trình dệt. Còn ở lụa Trung thường có hoa văn sặc sỡ do quá trình in phun.
- Khổ vải lụa Việt Nam truyền thống thường không được lớn. Còn lụa Trung thường có nhiều khổ vải đa dạng.
- Bạn có thể phân biệt bằng cách đốt mẫu vải qua lửa. Ở lụa Trung thường sẽ cháy đen, vón cục và không tạo muội than do thành phần có pha sợi cotton, nylon. Còn lụa tơ tằm từ thiên nhiên của Việt Nam sẽ cháy thành muội than, không vón cục và dễ tan.
Qua thông tin đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được vải lụa là gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích để bạn có thể biết được các thông tin tổng quan về loại vải này. Cảm ơn đã dành thời gian đón đọc bài viết cùng Đồng Phục Vanda.
Xem thêm
Điểm qua các loại vải lụa đẹp được yêu thích nhất
Vải voan là gì? Tất tần tật những điều cần biết
Vì sao vải tuyết mưa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống?