Chất liệu vải lông luôn khiến cho người mặc có được sự thu hút nhất định. Trong số những loại vải lông được sử dụng nhiều hiện nay phải nhắc đến vải lông thú nhân tạo. Vậy loại vải này là gì? Liệu đây có phải là một giải pháp tối ưu cho ngành thời trang? Có nên tin chuộng sử dụng loại vải này không? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết sau của Đồng Phục Vanda.
Mục lục nội dung
Vải lông thú nhân tạo là gì?
Xu hướng sử dụng vải lông thú nhân tạo hay còn được gọi với một thuật ngữ khác trong ngành thời trang là Fur Free . Điều này có nghĩa là trong các sản phẩm thời trang thường nói không với việc dùng lông thú thật. Trong quá trình tạo ra vải, người ta sẽ dùng các loại sợi tổng hợp để tạo thành lông thú giả. Các sợi thành phần chủ yếu như acrylic, polyester và modacrylic,…
Trải qua các công đoạn sản xuất phức tạp, vải lông thú nhân tạo cũng có được vẻ đẹp và những tính chất không thua kém gì so với vải lông thú thật. Ở chất liệu này, bạn sẽ thấy được đặc tính mềm mại, ấm áp và độ bền khá cao. Không những thế các màu sắc, họa tiết trên vải cũng khá ấn tượng.
Có nên sử dụng vải lông thú nhân tạo?
Ưu điểm
Từ khi trào lưu Fur Free ra đời, nó đã dần nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo các nhà thiết kế thời trang trên thế giới. Dần dần việc dùng vải lông thú nhân tạo đã phát triển lên thành một xu hướng riêng. Tuy nhiên, vẫn không phủ nhận rằng người ta cũng đặt lên bàn cân so sánh giữa những mặt lợi hại khi dùng vải lông thú thật và nhân tạo.
Ở chất liệu vải này thường có một số ưu điểm như:
- Có được độ mềm mại, ấm áp nhất định
- Độ bền vải cao
- Hoa văn, họa tiết đa dạng
- Có thể tạo ra nhiều sản phẩm thời trang linh hoạt về màu sắc
- Dễ dàng hơn trong việc giặt giũ và bao quản
- Góp phần bảo vệ hệ sinh thái động vật và bảo vệ môi trường thiên nhiên
Hạn chế
Mặc dù mô phỏng kiểu dáng của chất liệu lông thú thật nhưng xét về thẩm mỹ, độ mềm mại thì vải lông thú nhân tạo sẽ không bằng so với vải thật. Mặt khác vấn đề sử dụng hai loại vải này cũng xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều.
Dẫu biết rằng dùng vải nhân tạo để giảm thiểu tình trạng săn bắt và giết hại động vật. Thế nhưng vì chúng được làm từ nguyên liệu tổng hợp nên sẽ có những tác động không nhỏ đến môi trường. Các phế phẩm từ quy trình sản xuất hay sử dụng hằng ngày cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, với sự cải tiến về công nghệ như ngày nay, vải này cũng dần được nghiên cứu sản xuất để dần trở nên thân thiện với môi trường hơn. Thay vì các loại sợi nhân tạo sẽ là các loại sợi sinh học có nguồn gốc từ thực vật. Bởi vậy người tiêu dùng có thể xem xét lựa chọn mặt hàng thích hợp trong thời trang nhé.
Một số ứng dụng của vải lông thú nhân tạo
Với những ưu điểm vốn có, vải lông thú nhân tạo cũng ngày càng được mọi người ưa chuộng. Có thể thấy các sản phẩm thời trang từ loại vải này được sản xuất và buôn bán khá nhiều trên thị trường.
Một số loại sản phẩm được tin chọn hiện nay như:
- Các loại áo khoác, áo bomber, áo nỉ giả lông cừu
- Áo kiểu phối lông mặc mùa hè
- Set đồ áo croptop, chân váy lông
- Dép lông
- Chăn, nệm lông
- Thú nhồi bông
- Các loại phụ kiện như túi xách, mũ, ví lông cầm tay, khăn lông, kẹp, băng đô,…
Cách bảo quản
So với chất liệu lông thật thì vải lông thú nhân tạo thường sẽ không yêu cầu quá kỹ về khâu chải chuốt hay chăm sóc vải. Tuy nhiên để giúp vải có độ bền đẹp lâu dài thì vẫn nên biết cách bảo quản vải cho đúng. Mặt khác việc bảo quản vải đúng cách cũng sẽ hạn chế đi những phế phẩm và sợi vải rơi rớt ra gây ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là một số cách giặt giũ và bảo quản vải:
- Nên giặt khô hay giặt tay với nước lạnh
- Sử dụng nước lạnh và dùng chất tẩy nhẹ
- Có thể dùng bàn chải mềm để chải các bụi bẩn
- Trước khi giặt nên ngâm vải trước tầm 15 đến 20 phút
- Tránh cho vải tiếp xúc với nước nóng, dùng máy sấy ở nhiệt độ cao vì dễ làm vải bị co rút
- Phơi đồ ở nơi thông thoáng, có gió mát
Như vậy những thông tin về chất liệu vải lông thú nhân tạo vừa được Đồng Phục Vanda bật mí ở trên. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp bạn có những nhận định đúng đắn về loại vải này. Trang tin tức của chúng tôi luôn cập nhật bài viết mới hằng tuần. Vì vậy đừng quên đón xem nhé.
Xem thêm
Chất liệu vải mango là gì? Bật mí những thông tin chưa biết
Top 5 chất liệu vải may áo Blouse mặc đẹp, thoải mái
Chất vải tuytsi là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về vải