Lụa là gấm vóc là những mỹ từ hay xuất hiện trong ngành thời trang may mặc từ xưa đến nay. Trong đó, chất vải gấm được biết đến là một trong những dòng vải chất lượng cao, đắt đỏ được tầng lớp thượng lưu, vua chúa ưa chuộng. Vậy, vải gấm là gì và nó có những ưu điểm gì nổi bật? Hãy cùng Đồng Phục Vanda tìm hiểu về loại vải này và khám phá những ứng dụng tuyệt vời của nó.
Mục lục nội dung
Chất vải gấm là vải gì?
Nhắc đến vải gấm, người ta sẽ nghĩ ngay đến một trong những dòng vải cao cấp quý hiếm hàng đầu. Bởi lẽ chất liệu này đã xuất hiện từ rất lâu. Đặc biệt là loại vải thường được dùng cho vua chúa, quan lại và tầng lớp quý tộc xưa. Để làm nên tấm vải gấm đòi hỏi kỹ thuật dệt tơ lụa tinh xảo và phức tạp. Nguyên liệu làm nên vải đó là 100% sợi tơ tằm thiên nhiên.
Tên gọi khác của vải đó là vải dệt hoa văn. Sở dĩ đặc trưng nổi bật nhất của vải đó là những họa tiết, hoa văn chìm nổi tinh xảo, bắt mắt. Chúng được dệt trực tiếp vào sợi vải để có được bề mặt láng bóng và óng ánh đẹp mắt. Khi sờ vào, bạn cũng cảm nhận được độ mịn, mát tay.
Ưu nhược điểm của vải gấm
Ưu điểm
Được biết đến là một trong những chất liệu vải cao cấp bậc nhất hiện nay, vải gấm có được những ưu điểm tuyệt vời. Đáng nhắc đến đó là:
- Vải gấm có độ bền cao. Màu sắc và sợi vải không dễ phai dù đã trải qua nhiều lần giặt giũ.
- Màu sắc và hoa văn đa dạng, bắt mắt, tinh tế, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Đảm bảo mang đến tính sang trọng, cuốn hút ánh nhìn cho người mặc nó.
- Hoa văn tinh xảo được dệt tỉ mỉ, mang đậm tính nghệ thuật
- Vải cũng khá thân thiện với môi trường do được dệt từ sợi tơ tằm. Bên cạnh đó còn nhuộm bằng phương pháp thủ công mà không sử dụng hóa chất.
- Tính an toàn cho người mặc vì chất liệu này không gây kích ứng da, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Vải gấm có khả năng giữ nhiệt tốt, thích hợp để mặc trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Nhược điểm
Tuy là một chất vải cao cấp nhưng ở vải gấm vẫn tồn tại một số hạn chế riêng. Trước tiên vải gấm có độ dày và nặng nhất định. Vì vậy dễ khiến người mặc có thể cảm thấy bí bách và nóng trong những ngày thời tiết nắng. Ngoài ra, vải dễ bị ngả màu và ố vàng khi tiếp xúc với mồ hôi, làm mất thẩm mỹ của sản phẩm.
Mặt khác, vì dày và có nhiều hoa văn nền, vải dễ thấm nước và lâu khô. Đặc biệt khi phơi ở khu vực thiếu ánh nắng hoặc trong thời tiết ẩm ướt, dễ dẫn đến nấm mốc và mùi khó chịu. Hơn nữa, mức giá thành của loại vải gấm tự nhiên cũng khá đắt đỏ.
Ứng dụng của vải gấm trong đời sống
Nhờ những đặc tính nổi bật như bề mặt bóng loáng, hoa văn tinh tế và cảm giác sang trọng, vải gấm là lựa chọn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Từ trong ngành thời trang đến trang trí nội thất.
- Trong may mặc thời trang, vải gấm thường được sử dụng để may các trang phục sự kiện. Có thể kể đến như váy dạ hội, áo dài, bộ đồ lễ tân, hay trang phục biểu diễn. Ngoài ra vải cũng được tận dụng làm các phụ kiện đi kèm như túi xách, mấn đội đầu,…
- Ở mảng trang trí nội thất, vải được dùng làm rèm cửa, đệm sofa, gối tựa, khăn trải bàn, chăn, ga, gối, đệm
- Sản phẩm quà tặng từ vải gấm cũng rất được ưa chuộng hiện nay. Các món quà như bao bì quà tặng, túi xách, ví là ví dụ điển hình.
- Vải gấm còn được dùng để làm các sản phẩm cho các nghi lễ tôn giáo như khăn trải bàn thờ, y phục cho các nghi thức lễ hội hoặc thánh lễ.
Một số cách bảo quản trang phục vải gấm
Để bảo quản đồ vải gấm có được hiệu quả thẩm mỹ lâu dài. Bạn cũng nên biết được một số mẹo sau đây:
- Tốt nhất nên giặt vải bằng tay 100%. Không dùng máy giặt. Vò nhẹ, tránh chà sát mạnh để không làm vải bị xơ và giảm độ bền.
- Sử dụng bột giặt và chất tẩy nhẹ và tránh các hóa chất có thành phần clo cao.
- Giặt vải gấm ở nhiệt độ khoảng 30°C, không quá lạnh hoặc quá nóng để bảo vệ sợi tơ lụa và giữ form dáng sản phẩm.
- Không sấy vải gấm trong máy sấy. Hãy phơi vải ở nơi khô ráo, thoáng mát, có gió và ánh nắng tự nhiên để tránh ẩm mốc.
- Dùng móc áo có đệm vai, bọc xốp mềm để treo vải gấm. Cất trong tủ áo thoáng mát, kiểm tra tủ để tránh sự xâm nhập của côn trùng.
Như vậy thông tin về vải gấm là gì cũng được Đồng Phục Vanda bật mí ở trên. Dù là dòng vải nào, nó cũng sở hữu những đặc trưng riêng. Đừng quên lưu lại những tips bảo quản để giữ trang phục vải gấm bền đẹp dài lâu nhé.
Xem thêm
Vải cotton giấy là gì? Ứng dụng và cách bảo quản ra sao?
Áo khoác vải nỉ là gì? Ưu nhược điểm và cách bảo quản
Các loại vải may đầm | Top 5+ chất liệu tạo form đẹp