Sự phổ biến của chất liệu denim trong đời sống dường như đã nói lên được chất lượng của loại vải này. Tuy nhiên, thoạt nghe tên ban đầu thì nhiều người sẽ tò mò không biết vải denim có tốt không? Ứng dụng và cách bảo quản vải thế nào cho phù hợp và lâu bền nhất. Cùng Đồng Phục Vanda tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục nội dung
Vải denim là gì?
Trên thị trường may mặc hiện nay, vải denim xuất hiện khá phổ biến. Chúng có xuất xứ từ Mỹ vào những năm 80, 90. Tuy nghe tên có phần lạ lẫm nhưng chúng trở thành trang phục vô cùng gần gũi hằng ngày của mỗi người. Thành phần nguyên liệu chính của vải denim chính là sợi bông hay còn gọi là cotton. Hơn nữa, để tăng khả năng chống co rút, chống nhăn, vải cũng được trộn với sợi polyester hoặc sợi lycra.
Vải được tạo thành bằng cách đan chéo các sợi cotton lại với nhau. Sử dụng sợi trắng chạy ngang nằm bên dưới và sợi chàm chạy dọc nằm bên trên. Chính vì thế Một cách để nhận biết vải denim đó là những đường chéo nằm trên mặt vải. Sở dĩ có hiệu ứng này vì vải được dệt hình thoi, đan chéo nhau. Chất vải denim khá thô nhưng cực kỳ bền và không gây nên cảm giác khô rát cho da. Hiện nay có một số loại denim phổ biến như Dry denim, Raw denim, Selvedge denim,…
Đặc điểm của vải denim
Cũng như bao loại vải khác, denim cũng có 2 mặt ưu, nhược riêng.
Về ưu điểm
Sự xuất hiện rộng rãi của vải denim trong trang phục hằng ngày cũng thể hiện được các ưu điểm nổi bật của loại vải này. Bạn có thể thấy ở chúng có một số đặc điểm nổi bật như:
- Độ bền cao
- Không dễ bị nhăn
- Giữ được form dáng tốt
- Chất liệu dày dặn, không dễ bị rách
- Tính thẩm mỹ cao, không bị lỗi thời
- Giá thành vải đa dạng, phù hợp cho nhiều phân khúc khách hàng
Nhược điểm
Tuy nhiên, loại vải này cũng không tránh khỏi những nhược điểm riêng. Do chất vải dày dặn, cứng cáp nên khả năng co giãn thường kém. Do đó, vải denim thường không được dùng để may các trang phục thể thao vận động nhiều. Ngoài ra, vải cũng khá lâu khô nên thường phải chờ đợi thời gian khá lâu mới mặc được.
Vải denim và jean khác nhau như thế nào?
Khi nhìn vào trang phục hiện có, nhiều người thường nhầm lẫn giữa denim và jeans. Tuy nhiên, bạn cũng nên phân biệt sự khác nhau giữa hai cụm từ này. Vải denim thường dùng khi mô tả một chất liệu vải nói chung. Vải được tạo nên từ chất liệu cotton dệt thoi. Trong khi đó, jeans thường dùng để chỉ trang phục quần jeans và chúng được tạo nên từ chất vải denim.
Bởi thế, chúng ta có thể gọi tất cả loại quần jeans là denim. Nhưng denim thì được gọi rộng hơn với các loại trang phục từ áo khoác, túi, váy,…
Ứng dụng của vải denim trong đời sống
Ngày nay, chất liệu denim được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Chúng được ứng dụng phổ biến trong các ngành chủ đạo như:
Thời trang may mặc với các sản phẩm áo quần jeans, áo khoác, giày, áo sơ mi, chân váy, yếm,… Ngoài ra còn được dùng làm các loại túi xách, thắt lưng, phụ kiện,… Đa phần những trang phục từ vải denim giúp cho người mặc có được phong cách cá tính và “bụi bặm”.
Một ứng dụng có thể thấy của vải denim đó là dùng làm đồ nội thất. Có thể thấy xuất hiện trên các đồ dùng như chụp đèn, bọc ghế sofa. Hoặc được dùng để bọc các ghế xe hơi. Chất liệu vải mang đến cho không gian trở nên sang trọng và có điểm nhấn hơn.
Cách bảo quản trang phục đồ denim phù hợp
Để duy trì độ bền đẹp cho các trang phục vải denim, bạn cũng nên thật sự cẩn trọng trong cách bảo quản hàng ngày. Dưới đây là vài kinh nghiệm bạn có thể tham khảo:
- Khi mới mua vải denim về thì không nên giặt trang phục quá nhiều lần. Bởi chúng sẽ dễ bị phai màu và mất đi vẻ đẹp ban đầu.
- Nên sử dụng nước giặt để giặt đồ thay cho bột giặt có chất tẩy quá mạnh trong đó.
- Bạn nên giặt riêng sản phẩm được làm từ denim. Tránh việc vải ra màu làm dính lên các quần áo khác.
- Phơi ở nơi thoáng gió và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nên giặt bằng tay, tránh giặt máy quá nhiều. Nếu có thì nên lộn mặt trái trước khi giặt để bảo đảm vải không bị sờn rách.
Vừa rồi Đồng Phục Vanda đã bật mí cho bạn tất tần tật các thông tin về vải denim. Trang phục làm từ chất vải này có thể phối được đa dạng phong cách. Vì vậy hãy chọn và định hướng cho mình gu thời trang sành điệu và ấn tượng nhất nhé.
Xem thêm
Vải nỉ chân cua là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng
Vải Kate là gì? Có tốt không? 6 loại vải Kate phổ biến nhất
Nên chọn vải để may áo sơ mi đồng phục như thế nào?