Bạn đã từng nghe qua vải acetate là gì chưa? Nếu đang muốn tìm hiểu về loại vải acetate nhưng chưa biết chất liệu của nó như thế nào thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Đồng Phục Vanda bật mí các đặc điểm, tính chất cũng như các ứng dụng nổi bật của vải để bạn tham khảo thêm.
Mục lục nội dung
Vải acetate là gì là vải gì?
Để tạo nên vải acetate, người ta sẽ sử dụng chất liệu đó là sợi cellulose – acetate. Đây vốn là một loại nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ cellulose được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên như gỗ và bông. Ban đầu cellulose được chiết xuất từ thực vật, sau đó xử lý với các hợp chất để tạo ra sợi cellulose acetate. Loại vải này nhìn vẻ ngoài trông rất giống với lụa thiên nhiên, nhiều người còn gọi nó với cái tên lụa nhân tạo.
Vốn dĩ tính chất của các sợi cấu tạo nên thường có tính dẻo cao. Thế nhưng lại không được đánh giá cao về độ bền. Nó rất dễ bị hư hại khi tiếp xúc với môi trường có các hóa chất mạnh như axit hay kiềm. Ngày nay, vải acetate được ứng dụng rộng rãi trong may mặc. Chủ yếu cho các sản phẩm thời trang cho nữ, dù che,… Trong quá trình sử dụng, người mặc cũng cần có phương pháp giặt giũ và bảo quản vải cẩn thận để tăng độ bền cho trang phục.
Những ưu nhược điểm của vải acetate
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các ưu nhược điểm của loại vải acetate này.
Ưu điểm
Ưu điểm của vải acetate là gì? Ở loại vải này cũng được nhiều người yêu thích bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể như:
- Chất vải có được bề mặt mịn và bóng. Khi chạm hay mặc vào bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mại, mịn màng như lụa. Chính điều này là điểm mạnh khiến cho các bộ trang phục của nữ giới thêm sang trọng và quý phái.
- Tiếp theo, chúng ta phải xét đến khả năng bền màu của vải. Mặc dù vải được giặt qua nhiều lần nhưng độ bóng và màu sắc của vải vẫn được duy trì.
- Vải acetate cũng rất ít khi nhăn và không dễ bị bám bụi. Không sợ sâu mọt hay nấm mốc.
- Chất liệu vải dễ giặt và phơi khô, bạn có thể giặt khô hay giặt nước đều được.
- Khả năng thoát hơi nước của vải acetate khá tốt. Bởi thế người mặc luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong những ngày nắng nóng.
- Vải acetate giữ được form dáng tốt
Nhược điểm
Những ưu điểm của vải acetate là gì vừa được chúng tôi chia sẻ ở trên. Thế nhưng, ở loại vải này còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Có thể kể đến như:
- Độ bền của vải khá thấp. Khi tiếp xúc với các hợp chất kiềm hay các loại axit, đặc biệt là axit vô cơ như axit sunfuric thì rất dễ bị phá hủy.
- Vải acetate cũng rất dễ bị hỏng cấu trúc và nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Điều này xảy ra khi bạn sử dụng máy ủi với nhiệt độ quá 170 độ C hay dùng máy sấy để sấy khô vải.
- So với một số loại vải khác thì, vải acetate thường có mức giá cao hơn nhiều. Bởi lẽ quy trình sản xuất vải cũng phức tạp và đòi hỏi nguồn nguyên liệu nhập vào chất lượng cao.
Ứng dụng của vải acetate là gì?
Có được những ưu điểm nổi bật như trên, liệu bạn có biết được ứng dụng của vải acetate là gì không? Nhìn chung, loại vải này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang hằng ngày và trang trí nội thất.
Trong ngành thời trang
Đầu tiên, ở mảng thời trang may mặc, chúng ta có thể thấy vải acetate rất được chuộng. Chủ yếu là trong trang phục của nữ giới. Một số items nổi bật như:
- Áo sơ mi
- Các mẫu đầm váy dạ hội
- Áo khoác
- Phụ kiện thời trang như khăn choàng, túi xách, găng tay,…
- Khi diện những mẫu trang phục này lên người, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, thanh lịch, nhã nhặn. Không những thế còn có tác dụng tôn dáng cực kỳ tốt nữa.
Trong trang trí nội thất
Một ứng dụng thường thấy của loại vải acetate đó là trong mảng trang trí nội thất. Người ta thường dùng vải để may thành các khăn trải bàn, rèm cửa, vỏ bọc ghế,… Với bề mặt bóng mịn, loại vải này giúp cho không gian nội thất của nhà ở trở nên khang trang và sang trọng hơn bao giờ hết.
Một số cách bảo quản vải acetate đúng cách
Tuy không được đánh giá cao về độ bền, nhưng nếu biết cách sử dụng và bảo quản thì loại vải này vẫn có được tuổi thọ khá lâu. Sau đây là một vài kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn:
- Khi giặt vải acetate có thể giặt bằng tay hoặc máy giặt. Nhưng phải lưu ý duy trì ở nhiệt độ nước lạnh và ấm, không dùng nước nóng.
- Quá trình giặt không nên vò quá mạnh
- Sử dụng các sản phẩm chất giặt tẩy có tính chất nhẹ, không chứa thành phần tẩy mạnh.
- Nên tách vải acetate ra giặt riêng. Hạn chế giặt chung với các loại vải khác.
- Không nên dùng máy ủi hay máy sấy làm khô vải. Không phơi vải dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao sẽ làm vải bị mất form.
Những thông tin về đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản vải acetate là gì vừa được Đồng Phục Vanda chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các chia sẻ trên từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về một loại vải đẹp trong thời trang. Cảm ơn đã dành thời gian đón xem bài viết.
Xem thêm
Tìm hiểu về vải đay – chất vải thân thiện, bền bỉ và tiện ích
Vải satin có gì đặc biệt mà dần được thịnh hành?
Vải nhung đặc biệt như thế nào mà ai cũng mê?