Trong an toàn lao động, những bộ quần áo bảo hộ luôn được khuyến cáo sử dụng. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho cơ thể mà còn là tấm chắn bảo an cho sức khỏe. Chính vì thế khi lựa chọn chất vải may quần áo bảo hộ, bạn nên có sự chú ý. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Đồng Phục Vanda để có được sự lựa chọn hiệu quả.
Mục lục nội dung
Vải Pangrim
Vải Pangrim là loại vải công nghiệp chuyên dùng trong may quần áo bảo hộ lao động. Chất vải dày, bền chắc, có khả năng chống mài mòn và giữ form tốt sau thời gian dài sử dụng. Pangrim thường được dệt từ sợi polyester pha cotton. Đảm bảo mang lại độ bền cao mà vẫn đảm bảo độ co giãn vừa phải. Vải phù hợp để may đồng phục bảo hộ trong ngành cơ khí, xây dựng, hàn xì hoặc làm việc ngoài trời. Ưu điểm của loại vải này là khó rách, không nhăn, dễ giặt và ít bám bụi.
Một số phiên bản còn được xử lý chống cháy hoặc chống tĩnh điện, giúp bảo vệ người mặc hiệu quả hơn. Nhược điểm là độ thoáng khí chưa cao, dễ gây nóng nếu mặc trong thời gian dài hoặc khi trời oi bức. Khi sử dụng, nên chọn thiết kế rộng rãi để dễ vận động. Pangrim dễ bảo quản. Bạn có thể giặt bằng tay hoặc máy nhưng nên dùng nước lạnh và tránh chất tẩy mạnh để vải không bị cứng. Sau khi giặt, phơi khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp.
Vải Cotton
Bạn cũng có thể lựa chọn loại vải cotton cho quần áo bảo hộ. Loại vải có nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên, thoáng khí, mềm mại và dễ chịu khi mặc. Điểm mạnh lớn nhất của cotton là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác mát mẻ, dễ vận động. Do đó, nó phù hợp với các ngành nghề như kho bãi, sản xuất thực phẩm, ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, cotton dễ nhăn, giữ form không tốt và nhanh bạc màu nếu giặt nhiều bằng nước nóng hoặc chất tẩy. Để tăng độ bền, nhiều mẫu đồng phục hiện nay sử dụng cotton pha polyester. Khi mặc, cotton tạo cảm giác dễ chịu, không bí da kể cả trong ngày nắng nóng. Bảo quản cotton không quá khó. Nên giặt bằng tay hoặc chế độ nhẹ của máy, tránh dùng nước quá nóng. Sau khi giặt, phơi khô tự nhiên và ủi ở nhiệt độ vừa. Tránh ánh nắng gay gắt để hạn chế phai màu. Dù không phải là chất liệu chống va đập hay chịu nhiệt cao. Nhưng nhờ sự thoải mái và lành tính, cotton vẫn là lựa chọn hợp lý cho các bộ đồ bảo hộ thông thường.
Vải Kaki
Loại vải phù hợp để may quần áo bảo hộ phải nhắc đến vải kaki. Đây là một loại vải được chuộng trong ngành thời trang hiện nay.
Một số ưu điểm nổi bật của vải phù hợp để may quần áo bảo hộ đó là:
- Độ bền cao
- Ít nhăn, giữ form tốt
- Chống bụi tốt
- Khả năng chống thấm nhẹ
- Vải dễ vệ sinh và nhanh khô
Tuy nhiên, kaki khá cứng và ít thoáng khí hơn so với cotton. Nếu mặc lâu trong điều kiện nóng bức có thể gây khó chịu. Vì vậy, nên chọn thiết kế áo quần rộng rãi, có lỗ thoáng hoặc phối lưới ở phần lưng, nách. Khi giặt, nên giặt riêng với nước lạnh, tránh ngâm lâu và sử dụng hóa chất mạnh.
Vải Jean
Tiếp theo là chất liệu vải Jean cũng rất được tin tưởng khi may quần áo bảo hộ. Đây là chất liệu khá bền, có khả năng chống rách, chịu lực tốt. Với kết cấu dệt chéo từ sợi cotton, jean có bề mặt dày, chắc, giúp bảo vệ người mặc khi làm việc trong môi trường dễ va chạm như xưởng cơ khí, xưởng gỗ, kho vận. Ưu điểm của jean là khó bị xước hay rách, giữ form tốt dù giặt nhiều lần. Sau một thời gian sử dụng, vải sẽ trở nên mềm hơn, giúp tăng cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, jean khá nặng và không thấm hút mồ hôi tốt. Khi mặc lâu hoặc trong điều kiện nóng, người dùng có thể thấy hơi bí. Do đó, vải jean thích hợp với môi trường mát, khô hoặc công việc ít di chuyển. Về bảo quản, jean nên giặt bằng tay hoặc máy ở chế độ nhẹ. Hãy lộn trái khi giặt để tránh bạc màu. Không nên giặt quá thường xuyên để giữ màu và độ bền sợi vải.
Vải Kevlar
Kevlar là loại vải kỹ thuật cao, chuyên dùng cho trang phục bảo hộ trong môi trường nguy hiểm. Vải được làm từ sợi tổng hợp aramid, có đặc tính siêu bền, chịu nhiệt, chống cắt và không cháy. Kevlar thường được sử dụng để may áo giáp, găng tay chống dao, hoặc đồ bảo hộ cho lính cứu hỏa, công nhân điện lực,…
Ưu điểm lớn nhất là khả năng bảo vệ vượt trội, không bị biến dạng khi tiếp xúc với lửa hoặc hóa chất mạnh. Tuy nhiên, vải kevlar khá cứng, ít co giãn và có giá thành cao. Vì vậy, thường được sử dụng phối hợp với các loại vải mềm hơn để tăng tính linh hoạt. Khi sử dụng, người mặc cần lựa chọn đúng size để không gây cản trở trong quá trình vận động. Việc bảo quản kevlar đòi hỏi kỹ lưỡng. Tránh tiếp xúc với tia UV mạnh. Không giặt bằng nước nóng hay chất tẩy. Vệ sinh nên dùng khăn ẩm hoặc xà phòng nhẹ.
Vừa rồi là một số thông tin về chất vải may quần áo bảo hộ an toàn do Đồng Phục Vanda chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho quý bạn đọc. Trong quá trình lao động, bạn hãy nhớ sử dụng quần áo bảo hộ đúng cách để đảm bảo an toàn nhé.
Xem thêm
Thông tin về vải thun Ladong là gì có thể bạn chưa biết?
Top 5 loại vải may áo Jacket đẹp, hợp xu hướng thời trang