Với sự lớn mạnh của ngành hàng thời trang hiện nay nên các chất liệu vải cao cấp ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Thế nhưng vải phi bóng không vì thế mà bị lép vế. Đây là một chất liệu thời trang thẩm mỹ cao, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Bài viết sau đây của Đồng Phục Vanda sẽ giúp bạn biết được những nét nổi bật của loại vải này.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu vải phi bóng là gì?
Nhìn vào bề ngoài, vải phi bóng trông khá giống với vải lụa nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, loại vải này có được những tính chất riêng. Vải phi bóng hay còn có tên gọi là vải phi. Loại vải này được cấu tạo nên bởi các loại sợi như sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose.
Vải được dệt theo từng lớp và các sợi được dệt ngang song song với nhau. Khi xử lý vải, người ta thường dùng các chất phụ gia hay chất liệu đặc biệt. Chính vì thế, bề mặt vải có một lớp phủ phản chiếu ánh sáng. Từ đó tạo nên hiệu ứng bóng loáng đặc trưng như lụa. Khi sờ vào vải, chúng ta cảm nhận được độ mượt mà, mịn màng đặc trưng. Hơn nữa, nhờ trong thành phần có sợi tơ tằm nên vải có được các tính chất của vải lụa.
Các tính chất của vải phi bóng
Một số đặc điểm tính chất nổi bật của vải phi bóng là gì?
- Vải phi bóng thường có cấu trúc 2 mặt. Mặt trước có phần bóng, mịn và mặt sau thô hơn
- Vải bóng loáng, có tính phản quang khi ánh sáng chiếu vào
- Chất vải có độ đàn hồi khá tốt
- Độ dày vải trung bình, không quá dày và không quá mỏng
- Tính thấm hút nước và mồ hôi kém
- Vải không tan trong nước. Tuy nhiên, thường không giữ được độ bền khi bị ướt.
Ưu, nhược điểm
Tương tự như những loại vải khác, chất liệu vải phi bóng cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn như:
Ưu điểm
Nhờ được cấu tạo bởi nhiều loại sợi đặc trưng nên vải phi bóng có được những ưu điểm riêng. Nổi bật như:
- Độ bền tốt do vải được dệt từ sợi nhân tạo. Chất vải dày tương đối, cầm chắc tay và không bị sờn hay rách.
- Tính thẩm mỹ cao nhờ hiệu ứng bắt sáng, phản chiếu ánh sáng tốt. Giúp cho trang phục luôn toát lên được vẻ sang trọng, thu hút người nhìn.
- Vải không bị nhăn
- Trọng lượng vải nhẹ tạo ra cảm giác thoải mái cho người mặc
- Chất vải dễ in và nhuộm màu. Vì thế mẫu mã vải đa dạng, có nhiều màu sắc khác nhau.
- Tính ứng dụng cao. Có thể chọn lựa linh hoạt để may các trang phục váy, đầm, áo sơ mi, đồ ngủ,… Đặc biệt là thời trang dành cho nữ giới.
- Chi phí mua vải phi bóng không quá cao, hợp lý túi tiền may mặc
Nhược điểm
Ở loại vải phi bóng thường có độ thấm hút mồ hôi kém. Vì thế khi mặc vải thường mang lại cảm giác bí bách, nóng nực và không thoáng khí. Bởi thế, đây không phải là sự lựa chọn cho thời trang mặc hè hiện nay. Ngoài ra, do bề mặt vải trơn bóng nên đòi hỏi kỹ thuật cắt may, gia công vải phức tạp.
Chất liệu vải này cũng khó phân hủy trong tự nhiên, vì thế không thân thiện với môi trường. Với những người có làn da mẫn cảm, đôi khi mặc vải sẽ bị kích ứng.
Chất liệu vải phi bóng được ứng dụng ra sao?
Với những ưu điểm nổi bật của mình, vải phi bóng được ứng dụng linh hoạt trong đời sống. Chủ yếu trong các lĩnh vực như:
- Thời trang may mặc: Có thể thấy một số sản phẩm như áo sơ mi công sở, váy ngủ, đồ ngủ mặc nhà, đầm váy dự tiệc, đầm body, áo dài,… Diện những trang phục này vừa mang lại cảm giác thoải mái vừa toát lên được tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt là những bộ cánh cho nữ giới vừa thu hút vừa sang trọng, quyến rũ. Ngoài ra, vải được may các phụ kiện như kẹp tóc, băng đô, dây cột tóc, khăn tay, khăn cổ,…
- Trong trang trí nội thất: Vải cũng được sử dụng để may các phụ kiện như màn rèm, khăn trải bàn, vỏ gối,…
Lưu ý về cách bảo quản vải phi bóng
Biết được những ưu điểm và nhược điểm của vải phi bóng giúp bạn có được cách bảo quản vải hiệu quả. Sau đây, chúng tôi bật mí cho bạn một số lưu ý khi vệ sinh, bảo quản vải này.
Để giữ được độ bền và tính thẩm mỹ cho vải, bạn nên giặt vải bằng tay. Tránh chà xát mạnh lên vải khiến chúng dễ sờn, xước.
- Giặt vải trong nước lạnh. Tránh dùng nước nóng khiến vải mất form và dễ sờn.
- Không dùng các nước giặt, bột giặt có chất tẩy mạnh
- Vải không nhăn nên hạn chế dùng bàn ủi. Nhiệt độ cao dễ khiến vải giảm tuổi thọ sử dụng.
- Có tính phản quang cao nên bạn cần cân nhắc mặc trang phục đúng với mục đích.
- Khi có làn da nhạy cảm thì tốt nhất nên hạn chế dùng vải.
- Phơi đồ vải phi bóng nên chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên vải.
- Không để vải ở những nơi có nhiệt độ cao và gần lửa, vì vải rất dễ bắt lửa gây nguy hiểm.
Những thông tin về vải phi bóng vừa được Đồng Phục Vanda bật mí ở trên. Nếu ưa thích trang phục vải này, bạn cũng nên có cho mình cách bảo quản phù hợp để phát huy được tính thẩm mỹ của chúng. Đừng quên cập nhật những tin tức hay và thú vị từ trang web chúng tôi nhé.
Xem thêm
Vải sợi tre là gì? Các ứng dụng nổi bật của loại vải này
Supima cotton là gì? Đặc điểm và cách bảo quản
Điểm qua các loại vải lụa đẹp được yêu thích nhất