Chất vải xô là gì? Nó có những ưu điểm nào nổi bật mà được đặc cách sử dụng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Để hiểu được những đặc điểm của loại vải này cũng như ứng dụng và bảo quản vải ra sao, mời bạn theo dõi bài viết sau của Đồng Phục Vanda. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đôi điều cần biết về loại vải đặc biệt này.
Mục lục nội dung
Vải xô là vải gì?
Thoạt nghe qua cái tên vải xô thì có lẽ nhiều người vẫn chưa biết đây là chất liệu vải gì đúng không nào? Thế nhưng nếu bạn là các mẹ bỉm thì chất liệu này dường như rất đỗi quen thuộc. Vải xô còn được biết đến với tên gọi tiếng anh là Muslin Fabric hay vải Muslin, vải màn.
Vải có thành phần chủ yếu là sợi cotton nguyên chất 100%. Với nguồn gốc từ tự nhiên nên chất liệu này hoàn toàn lành tính. Đặc biệt vải có được bề mặt mềm xốp, mỏng nhẹ và có khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt. Bởi những lý do đó mà loại vải này cực kỳ thích hợp đối với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Loại vải này được dệt bằng kỹ thuật dệt con thoi. Kết cấu của vải khá thưa và không có các chất liệu nhân tạo khác nên cũng dễ bị nhăn. Đây cũng là điểm khác biệt trong cách dệt của vải cotton và vải xô. Ngày nay để khắc phục tình trạng này, người ta cũng pha thêm các chất liệu khác vào quá trình sản xuất.
Ưu nhược điểm của vải xô là gì?
Tất nhiên, ở loại vải này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như:
Ưu điểm
Ở loại vải xô có được nhiều ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn như:
- Vải được dệt thưa nên có độ thoáng khí tốt, mang lại sự thông thoáng cho làn da.
- Khả năng thấm hút của vải cũng cực kỳ tốt. Rất thích hợp để may các trang phục mặc hè.
- Vải có trọng lượng nhẹ, khô nhanh.
- Đặc tính kháng khuẩn tốt khi được dệt pha với chất liệu sợi tre.
- Chất liệu vải an toàn với làn da nhạy cảm và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật thì vải xô cũng có cho mình các nhược điểm riêng. Chất liệu vải dễ bị bám bẩn, nhanh ố màu và ngả vàng do tác động của môi trường. Nếu không vệ sinh vải kịp thời, vải sẽ rất khó làm sạch.
Tiếp theo chất vải này cũng khá dễ nhăn. Vì thế, bạn phải mất nhiều thời gian cho việc là ủi. Song song với đó, cách ủi vải xô cũng nên thật sự cẩn trọng. Bởi vì vải cũng có thể biến dạng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
Ứng dụng của vải xô trong đời sống
Sở hữu những ưu điểm vượt trội nên chất liệu vải xô ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Đặc biệt ứng dụng nổi bật nhất là ưu tiên sản xuất các đồ dùng cho trẻ sơ sinh.
Một số sản phẩm được các bà mẹ tin dùng cho loại vải này đó là:
- Khăn sữa
- Chăn
- Khăn trùm
- Gạc lưỡi
- Khăn tắm, quấn, lót
Ngoài ra, vải xô ngày nay cũng được chuộng trong việc may các đồ quần áo cho người lớn. Nhất là các trang phục mặc ngày hè mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, không bí bách. Một số sản phẩm thời trang được mặc phổ biến như áo thun, quần đùi, chân váy, set bộ, váy liền thân,…
Giặt và bảo quản vải xô như thế nào?
Vì chất liệu này có những nhược điểm như dễ nhăn, dễ xù lông, ố vàng, ngả màu. Bởi thế trong quá trình sử dụng vải, bạn cũng nên biết cách bảo quản chúng. Sau đây là một số mẹo giúp bạn có thể tăng tuổi thọ và giữ được độ bền cho trang phục vải xô.
- Nên giặt áo quần vải xô bằng tay để tránh gây rách cho vải
- Không nên vắt vải quá mạnh tay giúp hạn chế tình trạng nhăn
- Vải mỏng nhẹ nhanh khô nên để chúng khô tự nhiên sẽ tốt hơn
- Dùng nước giặt vải thay vì bột giặt để tránh cặn bột dính vào bề mặt vải.
- Phơi đồ vải xô ở nơi thoáng mát, tránh nắng gắt
- Tránh để vải tiếp xúc với các chất bẩn cứng đầu hay vết bẩn lớn. Cần vệ sinh vải xô ngay sau khi dính bẩn
- Nên thay mới khăn vải xô thường xuyên cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn và vệ sinh nhất.
- Khi ủi vải xô nên cân chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ cao dễ khiến vải vị biến dạng.
Vừa rồi là những thông tin về chất vải xô là gì cũng như các ứng dụng, cách bảo quản vải phù hợp nhất. Theo dõi các bài viết mới nhất từ Đồng Phục Vanda để biết được các kiến thức về vải vóc và trang phục nhé. Cảm ơn bạn vì đã đọc.
Xem thêm
Chất vải cát giấy là gì? Đặc điểm và cách bảo quản ra sao?