Chọn vải đồng phục với chất liệu phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi mặc và hiểu được giá trị thực sự mà từng chất vải mang lại cũng như biết được giá thành chính xác của từng loại vải.
Đồng phục Vanda sẽ hướng dẫn cơ bản để các bạn có thể dễ dàng nhận biết trước khi đặt may áo đồng phục cho tập thể của mình.
Hiện nay trên thị trường đồng phục có 2 loại vải chính thường được sử dụng là:
Mục lục nội dung
Vải PE (polyester)
Nguồn gốc
Nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt. Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ).
Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.
Ưu điểm
Độ bền rất cao, không bị nấm mốc phá huỷ. Rất bền với ánh sáng và nhiệt độ cao, độ định hình cao, không bị co, không chảy xệ, giữ được form quần áo rất tốt.
Do đó quần áo dễ là định hình và giữ nếp rất lâu, không bị mất đi sau khi giặt. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên.
Vải PE không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu nên có thể dễ dàng chọn màu cho trang phục.
Nhược điểm
Hút ẩm kém, mặc nóng.
Cách nhận biết
Mặt vải bóng. Khi đốt vải cháy chậm có mùi khét của nhựa cháy, cháy xong vón cục cứng, bóp không vỡ, không có tro.
Ứng dụng
Vải dệt từ sợi polyester may nhiều loại y phục cho cả nam lẫn nữ, rất bền, giữ nếp rất đẹp, tuy nhiên do hút ẩm kém, không tạo được cảm giác mát mẻ nên thường được pha với cotton để may đồng phục hơn là dùng vải PE đơn thuần. PE trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi, chống cháy và cách nhiệt do đó nó được dùng nhiều để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ.
Vải THUN 4 CHIỀU (thun cotton)
Nguồn gốc
Thun 4 chiều được cấu tạo từ Cotton (X%) + Spandex (Y%) : trong đó thông số X dao động từ 92% -> 95% và thông số Y dao động từ 5% -> 8% tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Vì sao phải pha thêm sợi Spandex, vì bản thân sợi Cotton khả năng co dãn kém, vì vậy pha thêm sợi Spandex là 1 yêu cầu tất yếu nhằm tăng tính co dãn cho vải mà ko làm mất những ưu điểm vốn có của sợi Cotton.
Từ 2 chất liệu cơ bản trên, người ta đã cho ra nhiều loại vải khác nhau với các thông số khác nhau và tất nhiên giá cả cũng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng như: thun cấu sấu 35/63, TC xu 65/35…
Ưu điểm
Thun 4 chiều thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, khả năng co dãn tuyệt vời (4 chiều), màu sắc đẹp, bắt màu tốt khi in họa tiết. Vải cho cảm giác mềm mại, dày hơn, độ nhăn và nhàu thấp hơn thun 2 chiều.Thường được sử dụng để sản xuất áo thun, đặc biệt là đồ thể thao, trang phục lót…
Nhược điểm
Thun 4 chiều có giá thành cao vì độ co dãn và chất liệu mềm nên sẽ khó gia công hơn, sử dụng lâu ngày sẽ bị giãn vải và xuất hiện tình trạng chảy xệ.
Cách nhận biết: Mặt vải thô. Khi đốt vải cháy nhanh không có mùi khét, cháy xong tro tơi vụn, không vón cục.
Ứng dụng
Vải dệt từ sợi cotton may được nhiều loại đồng phục khác nhau, tương đối bền, vải mềm, mỏng do cấu tạo của sợi vải hoàn toàn bằng sợi tơ tự nhiên, hút ẩm rất tốt nên tạo được cảm giác mát mẻ, thường được pha với PE để may đồng phục giúp tặng độ bền cũng như độ giữ nếp của vải có PE.
Quý khách muốn xem mẫu đồng phục hay có nhu cầu đặt áo đồng phục thì hãy liên hệ cho chúng tôi ngay.
Cam kết sản phẩm đúng chất lượng, uy tín của chúng tôi đối với khách hàng là trên hết, đặc biệt quý khách sẽ nhận được thêm nhiều ưu đãi giảm giá kèm quà tặng hấp dẫn khi đặt hàng tại VANDA, xin cảm ơn.
Xem thêm:
Cách Nhận Biết Đơn Giản 2 Loại Vải Đồng Phục Chính Hiện Nay
Công Ty May Đồng Phục Đà Nẵng Đẹp, Uy Tín Đã Được Cấp Chứng Nhận
Vải thun Cotton 4 chiều là gì? Cụ thể về ưu và nhược điểm của vải