Ngày nay, với sự phát triển của những kỹ thuật may mặc hiện đại nên chất liệu vải ra đời có vừa có được độ bền, vừa có tính thẩm mỹ cao. Vậy bạn có tò mò những đặc điểm của vải dệt kim là gì không và các ứng dụng thực sự của nó ra sao? Khám phá cùng Đồng Phục Vanda qua bài viết sau đây, ắt hẳn bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất cho mình.
Mục lục nội dung
Khái niệm vải dệt kim là vải gì?
Vải dệt kim là loại vải gì? Thông qua cái tên của vải, bạn cũng phần nào đoán được phương pháp dệt để tạo nên vải rồi đấy. Chất liệu vải được dệt theo cách đan xen giữa các vòng sợi. Các vòng sợi sẽ được sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau có thể thành hàng ngang hay cột dọc.
Quy trình sản xuất vải dệt kim được thực hiện khá bài bản dưới sự hỗ trợ của máy dệt kim hiện đại. Hệ thống kim dệt sẽ làm nhiệm vụ giữ các vòng sợi cũ trước trong lúc vòng sợi mới hình thành. Sau đó, các vòng sợi cũ mới đan xen vào nhau để tạo thành vải dệt kim. Chính quá trình dệt này đã tạo nên một cấu trúc vải có phần chắc chắn, co giãn tốt
Chất liệu vải dệt kim thường có nhiều loại khác nhau. Đặc trưng cấu tạo của vải dệt kim khác nhau tùy theo cách sắp xếp và kết hợp các sợi. Ngày nay, vải được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ưu nhược điểm của vải dệt kim
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ưu và nhược điểm của vải dệt kim
Ưu điểm
Chất liệu vải dệt kim cũng đa dạng với nhiều thành phần khác nhau. Một số ưu điểm nổi bật của loại vải này mà bạn có thể thấy như:
- Bề mặt vải mềm mại mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho da
- Vải không dễ bị nhăn hay nhàu
- Độ co giãn và đàn hồi tốt
- Vải có độ bền do cấu trúc vòng sợi chắc chắn
- Vải có tính giữ nhiệt tốt
- Cấu trúc vải có các lỗ thông hơi tự nhiên, giúp trang phục thoáng khí hơn
- Mẫu mã vải dệt kim cũng cực kỳ đa dạng
Nhược điểm
Ở những loại vải dệt kim này cũng không tránh khỏi các nhược điểm vốn có. Điều dễ thấy nhất ở vải đó là tình trạng sút chỉ nếu chẳng may bị móc hay xước. Ngoài ra, một số vải khi bị kéo căng quá mức sẽ bị biến dạng, mất form trong thời gian dài. Đặc biệt ở phần mép vải dễ bị quăn và méo vải.
Quá trình sản xuất vải dệt kim cũng đòi hỏi các thiết bị máy dệt chuyên dụng. Vì thế dễ dẫn đến tăng chi phí và mất nhiều thời gian sản xuất.
Các loại vải dệt kim phổ biến hiện nay
Bạn có biết tên của các loại vải dệt kim phổ biến hiện nay là gì không? Chất vải này cũng có đa dạng nhiều loại, dựa trên các kiểu dệt ở bề mặt vải. Bao gồm vải dệt kim thớ ngang và thớ dọc. Sau đây là một số loại vải dệt kim có thể bạn chưa biết?
Đối với vải dệt kim thớ ngang
Các loại vải dệt kim thớ ngang thường thấy là:
- Interlock có bề mặt giống nhau ở cả 2 mặt. Vải này thường không bị cong ở phần mép, bề mặt đẹp và mịn. Độ co giãn không cao.
- Rib là chất vải dệt kim có độ đàn hồi tốt, dày và không bị quăn ở mép. Vải có cấu tạo độc đáo với các cột vòng phải sẽ nằm xen kẽ với cột vòng trái. Tạo thành những mặt phẳng song song với nhau.
- Single Jersey có hai mặt khác nhau và có độ dày trung bình, dễ bị quăn mép
Vải dệt kim thớ dọc
Ở vải dệt kim thớ dọc sẽ bao gồm một số loại như:
- Tricot có mặt trái chứa hệ thống gân nằm ngang dọc. Vải có được sự mềm mại và đàn hồi tốt.
- Milan là vải dệt kim thớ dọc có sườn gan ở mặt phải và đường chéo ở mặt trái. Chất vải mịn và lên form chuẩn.
- Raschel có cấu tạo đặc trưng với hệ thống mắt lưới thưa. Hai mặt vải không có nhiều sự khác biệt. Đặc tính vải thông thoáng nhưng ít co giãn nên dùng làm lớp lót hay lớp có chức năng thông gió.
Ứng dụng của vải dệt kim là gì?
Ứng dụng của loại vải dệt kim này là gì? Với độ bền cũng như nhiều tính chất nổi bật, vải dệt kim có tính ứng dụng cao. Trong đời sống, chúng ta thường thấy vải xuất hiện trong nhiều sản phẩm thời trang. Chủ yếu là các loại áo len, áo nỉ, đồ lót dệt kim, quần jeans, áo quần, váy đầm, áo khác tắm,…
Bên cạnh đó, vải cũng được dùng làm thành phần để may các túi xách, balo. Ngoài ra, trong lĩnh vực nội thất thì vải cũng được sử dụng để may chăn ga, áo bọc nệm tạo sự thoáng khí.
Mẹo sử dụng và bảo quản vải dệt kim đúng cách
Để nâng cao tuổi thọ sử dụng của loại vải này, bạn cần có cách sử dụng phù hợp. Một số kinh nghiệm bảo quản trang phục vải dệt kim như sau:
- Giặt áo quần dệt kim có màu sắc khác nhau riêng
- Tránh sử dụng chất tẩy mạnh
- Không chà xát quá nhiều gây xước chỉ vải
- Tránh phơi ở những nơi có vật nhọn dễ móc vào làm sút chỉ vải
- Phơi nơi khô ráo, thoáng mát có gió. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải.
Đồng Phục Vanda vừa bật mí cho bạn các thông tin vải dệt kim là gì, ưu nhược điểm, phân loại và cách bảo quản vải. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất từ trang web chúng tôi nhé.
Xem thêm
Vải satin có gì đặc biệt mà dần được thịnh hành?
Vải canvas là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống
Vải đũi là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống