Giờ mở cửa
Hotline
Địa chỉ

Bật mí cách nhuộm vải thủ công bằng màu tự nhiên cực đẹp

Cách nhuộm vải thủ công vẫn được nhiều người tìm hiểu học hỏi khi có nhu cầu tự tạo cho mình một trang phục độc quyền. Hiểu được điều đó, bài viết sau của Đồng Phục Vanda sẽ bật mí cho bạn một số mẹo nhuộm vải bằng màu tự nhiên cực đẹp và đơn giản. Dành ít phút theo dõi cách làm thú vị với chúng tôi nhé.

Cách nhuộm vải thủ công được tiến hành như thế nào?

Nhuộm vải thủ công vốn là điều diễn ra khá phổ biến từ thời xưa. Khi mà các máy dệt nhuộm công nghiệp chưa phát triển thì nhiều người vẫn dùng phương pháp này để tạo màu cho vải. Đây được xem là cách dệt truyền thống, không dùng đến máy móc nhuộm công nghiệp. Bên cạnh các dung dịch thuốc nhuộm thì màu nhuộm từ tự nhiên cũng khá được ưa chuộng.

Cach-nhuom-vai-thu-cong-duoc-tien-hanh-nhu-the-nao-dongphucvanda

Công đoạn đầu tiên trong phương pháp nhuộm thủ công chính là loại bỏ các tạp chất trên sợi vải và màu ban đầu tự nhiên của vải. Cách này sẽ giúp vải sẽ bám màu tốt hơn. Sau bước này sẽ tiến hành nhuộm vải. Bạn tiến hành pha chế màu nhuộm theo ý rồi nấu chúng lên đến 90 độ C. Khuấy đều dung dịch màu và cho trực tiếp vào nồi nhuộm hay trải trên guồng quay.

Với cách nhuộm này, bạn nên thực hiện công đoạn nhúng màu từ 2 đến 3 lần. Điều này sẽ giúp cho bề mặt vải được đều màu và lên đúng màu hơn. Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được phơi khô tự nhiên trong không khí. Ở cách nhuộm này thì đòi hỏi có một không gian lớn để có thể phơi vải tùy theo mục đích may.

Một số cách nhuộm vải thủ công bằng màu nhuộm tự nhiên đẹp, an toàn

Sau đây là một vài cách nhuộm vải thủ công với màu sắc lấy từ tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

Nhuộm vải thủ công từ màu tự nhiên của củ nghệ

Củ nghệ tạo ra màu sắc vàng nghệ rất đặc trưng. Chúng lên màu khá ổn và có độ bám khá tốt. Nguyên liệu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong việc tạo màu thực phẩm, chữa bệnh đau dạ dày và làm mặt nạ chăm da,… Nếu bạn muốn sở hữu những tấm vải có màu vàng nghệ vừa đẹp vừa an toàn thì có thể tận dụng nguyên liệu này.

Mot-so-cach-nhuom-vai-thu-cong-bang-mau-nhuom-tu-nhien-dep-an-toan-dongphucvanda

Các công đoạn nhuộm màu vải này như sau:

  • Cho bột nghệ vào một chiếc chậu và hòa với một lượng nước nóng.
  • Tiến hành cho vải nhúng vào dung dịch vừa pha
  • Ngâm vải trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 phút để ngấm màu tốt hơn. Có thể nhúng nhiều lần để tạo được màu ưng ý.

Lấy vải ra và giặt lại với nước sạch và phơi ở nơi có gió. Chú ý không vò quá mạnh. Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong bước nhuộm thủ công bằng màu nghệ.

Nhuộm vải với cà phê

Trong trường hợp muốn sở hữu một tấm vải có màu nâu tự nhiên, bạn có thể dùng đến cà phê với cách nhuộm thủ công này. Mặc dù màu nguyên bản của cà phê là đen nhưng khi pha ra sẽ có màu nâu đặc trưng. Nguyên liệu nhuộm cần có đó là bột cà phê, nước nóng và chậu.

Nhuom-vai-voi-ca-phe-dongphucvanda

Cũng tiến hành pha màu như cách trên, sau đó ngâm vải trong khoảng 1 tiếng. Khi thấy quần áo lên màu ổn, bạn có thể vớt ra và tiến hành phơi khô. Ngoài ra, cách này còn giúp phục hồi những chiếc quần jeans nâu đen bạc màu trông mới và đều màu trở lại.

Dùng bắp cải tím để nhuộm vải

Màu tím tự nhiên của bắp cải tím cũng giúp bạn có thể nhuộm thủ công thành công những tấm vải trắng ban đầu. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn cần mua số lượng bắp cải phù hợp với khổ vải cần nhuộm. Tiến hành rửa sạch, thái nhỏ và cho vào một chiếc chậu lớn. Đổ nước nóng vào để giúp màu ra tốt hơn. Tiếp đến bạn nhúng vải vào và chờ ngâm. Khi thấy vải đã lên màu ưng ý, bạn vớt ra. Vắt ráo và tiến hành phơi khô.

Dung-bap-cai-tim-de-nhuom-vai-dongphucvanda

Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi màu sắc cho dung dịch tím này từ bắp cải. Có thể thêm giấm vào để có màu hồng. Hay có thể thêm baking soda để nước chuyển sang màu xanh dương.

Thông tin về cách nhuộm vải thủ công bằng màu nhuộm tự nhiên vừa được Đồng Phục Vanda bật mí ở trên. Nếu bạn muốn, có thể thử làm xem thành quả như thế nào nhé. Cho dù thành phẩm sẽ không quá nổi trội như với cách dệt công nghiệp nhưng tự mày mò làm điều gì đó cũng thú vị đúng không nào.

Xem thêm
Chất vải organza là gì? Làm thế nào để bảo quản đúng cách?
Vải bóng cào – chất liệu thời trang tiện dụng ít ai biết
Vải sợi carbon là gì? Mách bạn những thông tin chưa biết

3/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Chat-vai-xo-la-gi-dac-diem-ung-dung-va-cach-bao-quan-phu-hop-dongphucvanda

Chất vải xô là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản phù hợp

Chất vải xô là gì? Nó có những ưu điểm nào nổi bật mà được đặc cách sử dụng cho...
Chat-vai-cat-giay-la-gi-dac-diem-va-cach-bao-quan-ra-sao-dongphucvanda

Chất vải cát giấy là gì? Đặc điểm và cách bảo quản ra sao?

Là một trong những loại vải được dùng phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ chất...
Chat-vai-organza-la-gi-lam-the-nao-de-bao-quan-dung-cach-dongphucvanda

Chất vải organza là gì? Làm thế nào để bảo quản đúng cách?

Nghe tên thì khá lạ nhưng chất vải organza ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong may mặc....
Vai-da-quang-la-gi-uu-diem-phan-loai-va-ung-dung-vai-dongphucvanda

Vải dạ quang là gì? Ưu điểm, phân loại và ứng dụng vải

Trong đời sống hiện nay, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với những trang phục phát sáng vào...
Vai-petit-la-vai-gi-ung-dung-ra-sao-va-bao-quan-the-nao-dongphucvanda

Vải petit là vải gì? Ứng dụng ra sao và bảo quản thế nào?

Thoạt nghe cái tên chất vải petit, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn còn khá xa lạ đúng...
Top-5-loai-vai-may-ao-ba-ba-dep-dam-tham-nhat-dongphucvanda

Top 5 loại vải may áo bà ba đẹp, đằm thắm nhất

Áo bà ba vốn là một trong những trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt...