Bạn có biết vải Neoprene là gì? Đặc tính nổi bật và cách bảo quản chúng ra sao phù hợp? Nghe cái tên có vẻ lạ nhưng thực chất đây là một loại vải có tính hoạt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để tìm hiểu các thông tin về loại vải này, Đồng Phục Vanda mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
Loại vải Neoprene là gì?
Neoprene hay còn được biết đến với tên gọi khác là vải cao su tổng hợp. Chất liệu này cũng được sản xuất đầu tiên bởi tập đoàn American DuPont Corporation. Cái tên Neoprene cũng được biết đến là tên thương hiệu của polychloroprene. Nó là giải pháp thay thế khả thi cho cao su. Theo như tìm hiểu thì Neoprene ra đời đã đáp ứng nhu cầu sử dụng cấp thiết của con người. Nhất là trong những thập kỷ đầu thế kỷ 20 đã xảy ra tình trạng thiếu hụt cao su toàn cầu.
Neoprene là một chất hóa dầu, chúng được làm từ dầu mỏ trong nhà máy. Loại vải này khá nhẹ, có cấu trúc như tổ ong với các bong bóng khí nhỏ nằm bên trong các tế bào cao su. Bởi vậy loại vải này giữ form rất tốt trong thời gian dài. Với khả năng chống thấm nước nên chất vải này cũng rất được ưa chuộng trong thời trang may mặc..
Đặc điểm của vải vải Neoprene
Để biết được những đặc điểm của vải Neoprene, chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu một số ưu nhược điểm của nó nhé.
Ưu điểm
Tính bền bỉ và linh hoạt là một trong những điều được đánh giá cao ở chất vải Neoprene. Ngoài ra, có một số đặc điểm nổi bật được ưa thích của loại vải này như:
- Độ bền cao, chống rách và mài mòn
- Khả năng chống thấm nước vượt trội do Neoprene được làm từ dầu mỏ
- Khả năng chống lại một loạt các yếu tố môi trường và hóa học, bao gồm quá trình oxy hóa, ozone, tia UV và các tác nhân gây ô nhiễm
- Vải có tính cách nhiệt, giữ nhiệt tốt. Vì thế có thể giữ ấm cơ thể trong trời lạnh
- Độ đàn hồi cao, co giãn tốt, linh hoạt trong chuyển động
- Khả năng định hình và giữ form dáng tốt
Nhược điểm
Dĩ nhiên không có loại vải nào hoàn hảo hết cả. Bên cạnh những ưu điểm thì vải Neoprene cũng tồn tại một số nhược điểm riêng. Có thể kể đến một số hạn chế của loại vải này như sau:
- Chất vải không có sự thoáng khí, dễ bị bí bách nếu mặc thời gian dài
- Đòi hỏi quá trình chăm sóc đặc biệt, không thể vắt, ủi hay dùng chất tẩy
- Không được dùng trong cách điện vì vải có khả năng hấp thụ nước theo thời gian
- Vải dễ bị hư hỏng dưới sự tác động của môi trường axit, bazơ hay các chất hóa học như este, xeton
- Sản phẩm vải không thân thiện với môi trường, quá trình sản xuất và xử lý vải gây ô nhiễm không khí
- Vải có giá thành cao
Ứng dụng
Chất vải Neoprene có được những ưu điểm nổi bật. Vì thế tính linh hoạt trong ứng dụng của vải cũng được đánh giá cao. Ngày nay, vải có thể được dùng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật đầu tiên đó là ứng dụng làm thành các sản phẩm trong thời trang may mặc. Vải Neoprene có tính chống thấm nước tốt lại giữ form dáng ổn. Bởi thế vải thường được dùng để may các quần áo thể thao, áo khoác đi mưa, thắt lưng, bộ đồ lặn, váy…
Bên cạnh đồ mặc, vải này còn được ưa chuộng trong việc sản xuất các sản phẩm du lịch như lều và túi ngủ. Thêm nữa là các phụ kiện dùng trong đời sống hằng ngày như tấm lót chuột, dụng cụ lặn biển, vỏ thiết bị điện tử,… Trong lĩnh vực y học, vải được dùng để tạo ra các áo nịt ngực, đai chỉnh hình, găng tay y tế,…
Cách bảo quản vải Neoprene
Để gia tăng độ bền, nâng cao tuổi thọ sử dụng vải Neoprene, bạn cũng nên biết cách bảo quản nó kỹ lưỡng. Nếu bạn chưa biết cách bảo quản vải như thế nào thì các mẹo sau đây có thể khá hữu ích.
- Không dùng chất tẩy mạnh lên vải
- Hãy phơi khô vải một cách tự nhiên trong điều kiện thông thoáng, thoáng mát. Không sử dụng máy sấy, ủi hay cho tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Bảo quản vải cẩn thận trong tủ khô ráo, tránh ẩm ướt
- Tránh gấp vải quá nhiều sẽ giảm tính đàn hồi của vải
Trên đây là một số thông tin về vải Neoprene là gì? Hãy xem trong tủ đồ của bạn nếu có quần áo làm từ chất liệu này thì hãy sử dụng và bảo quản nó đúng cách nhé. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về vải từ trang web của Đồng Phục Vanda.
Xem thêm
Vải vinyl là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách bảo quản
Vải ITY là vải gì? Xu hướng sử dụng vải hiện nay
Chất vải organza là gì? Làm thế nào để bảo quản đúng cách?