Ở một số loại vải thường xuất hiện tình trạng vải bị co rút, nhăn nhúm sau khi mặc hằng ngày hay giặt giũ. Điều này gây ra một số khó khăn trong việc là phẳng, tốn kém thời gian cho người mặc. Đồng thời khiến trang phục mất đi vẻ thẩm mỹ hơn. Vậy bạn đã biết cách xử lý vải bị co rút hiệu quả chưa. Cùng Đồng Phục Vanda tìm hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục nội dung
Vì sao quần áo bị co rút sau khi giặt?
Như chúng ta đã biết trang phục chúng ta mặc hằng ngày thường được may từ nhiều chất liệu vải vóc, kiểu may khác nhau. Ở mỗi loại vải sẽ có tính chất riêng cũng như yêu cầu về cách giặt ủi riêng. Bởi thế có rất nhiều lý do khiến quần áo bị co rút. Có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với nhiệt độ không phù hợp. Điều này thường xảy ra khi bạn phơi hay ủi quần áo dưới nhiệt độ cao. Chính mức nhiệt này đã khiến cấu trúc sợi vải bị tác động, dẫn đến vải bị co lại hay nhăn nhúm.
- Nguyên nhân tiếp theo phụ thuộc vào chất liệu vải vóc. Ở một số loại vải như cotton, len, vải lanh, bông thường có khả năng co rút hơn so với những loại vải khác. Vì thế khi giặt hay sấy sẽ khiến sợi vải bị co lại.
- Tiếp theo đó là do quá trình ma sát mạnh với vải khi giặt. Khi giặt tay, chà xát hay giặt máy với chế độ vắt mạnh dễ khiến cho vải nhanh bị sờn rút hay co lại.
Một số cách khắc phục tình trạng co rút của vải
Tùy theo loại vải sẽ có cách xử lý vải bị co rút phù hợp. Chẳng hạn như:
Đối với vải thun
Khi quần áo vải thun bị co rút, bạn có thể áp dụng theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị một bồn nước ấm. Nước ấm sẽ giúp làm giãn sợi vải.
- Tiếp theo thêm một lượng dầu xả hay gội vào nước ấm. Tiến hành cho quần áo vào ngâm khoảng 30 phút.
- Vắt quần áo một cách nhẹ nhàng.
- Dùng một chiếc khăn lớn để cuộn quần áo. Từ từ cuộn một góc của chiếc khăn và giữ quần áo như vậy trong 10 phút.
- Tiếp tục dùng tay kéo giãn đưa quần áo về hình dạng ban đầu. Sau đó dùng một chiếc khăn thứ hai để kéo thẳng các mép của quần áo.
- Đặt vật nặng để giữ cố định áo.
Trong trường hợp sợ dầu gội còn dính trên áo, bạn có thể giặt và phơi lại. Lưu ý hạn chế phơi đồ nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bạn cũng có thể áp dụng cách này cho các chất liệu vải dệt kim như len, cotton và cashmere.
Cách xử lý chất liệu vải len bị co rút
Chất liệu vải len cũng khá dễ bị co khi sử dụng hằng ngày. Vì thế bạn có thể triển khai một số cách sau:
- Đầu tiên, bạn cũng có thể chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm quần áo
- Cho thêm vào chậu khoảng 2 muỗng (30ml) hàn the hoặc giấm vào.
- Tiến hành ngâm quần áo trong khoảng 30 phút. Sau đó kéo giãn quần áo trong thời gian ngâm này.
- Chất liệu len rất dễ bị giãn. Vì thế khi vắt khô bạn nên bóp nhẹ để giảm bớt lượng nước do vải hút vào.
- Tiếp theo cho khăn vào bên trong, mặt trên, dưới của quần áo. Cuộn thêm nhiều khăn đủ để đưa quần áo về hình dáng đầu.
- Cuối cùng móc quần áo lên cho khô hẳn. Có thể giặt lại bằng tay với nước lạnh để quần áo mềm mịn hơn.
Xử lý chất vải jean khi bị co rút
Chất liệu jean rất được ưa chuộng trong thời gian may mặc. Nhưng hẳn rằng, một điều dễ nhận ra khi dùng loại vải này đó là chúng dễ bị co lại khi giặt. Đó là lý do khiến bạn cảm giác như chiếc quần bị chật hơn sau đó. Cách xử lý vải jean bị co lại cũng tương tự như trên:
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và ngâm quần jean trong đó khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể mặc quần jean vào và ngâm mình vào bồn nước ấm đó.
- Sau đó, bạn hãy mặc quần jean trong vòng 1 tiếng hoặc kéo giãn chúng ra bằng tay từ các mép.
- Cuối cùng lấy quần ra và phơi khô trên dây phơi. Chú ý phơi nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng vải bị co rút sau khi giặt
Tất nhiên, bạn không hề mong muốn phải mặc một bộ quần áo chật hay bị nhăn nhúm mỗi khi ra đường đúng không nào. Hơn nữa không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để xử lý tình trạng này. Bởi thế, một số lưu ý về cách giặt giũ, sử dụng trang phục có thể hữu ích cho bạn.
- Khi giặt sấy và là ủi quần áo nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải.
- Phân loại quần áo trước khi giặt.
- Khi phơi quần áo sau khi giặt, nên để ý tình trạng của chúng. Nếu nước còn trong vải nhiều quá sẽ dễ khiến quần áo bị kéo xuống và giãn ra nhanh.
- Trong quá trình giặt với máy giặt nên chọn chế độ giặt nhẹ với nước lạnh và không cần sấy. Điều chỉnh tốc độ vắt hợp lý và có thể sử dụng túi giặt trong lồng. Tốt nhất nên dùng tay để giặt vải.
- Sử dụng nước xả để làm mềm sợi vải.
Vừa rồi bài viết của Đồng Phục Vanda cũng đã bật mí đến bạn một số cách xử lý vải bị co rút hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích để bạn có thêm nhiều kiến thức hay về trang phục. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết.
Xem thêm
Bật mí 10 loại vải may áo dài đẹp cho bạn tự tin thả dáng
Tips điều chỉnh nhiệt độ ủi các loại vải phù hợp nhất
Vải denim có tốt không? Ứng dụng và cách bảo quản vải