Vào những ngày hè nóng bức, sự lựa chọn chất liệu may mặc phù hợp để có được cảm giác thoải mái là điều luôn cần thiết. Nếu cảm thấy có sự mát lạnh và nhẹ dịu cho làn da thì ắt hẳn một trong những trang phục được bạn chọn đến từ chất vải thun lạnh. Vậy bạn có tò mò liệu vải thun lạnh có tốt không? Có ưu nhược điểm gì? Ứng dụng và cách bảo quản ra sao? Tất cả sẽ được Đồng Phục Vanda bật mí qua bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh còn có tên gọi tiếng anh là Cold Spandex. Thành phần cấu tạo chủ yếu của loại vải này chính là các sợi Polyester, Sợi Nylon, Sợi Spandex. Tuy nhiên, hàm lượng sợi PE hay Nylon sẽ cao hơn so với Spandex với tỷ lệ thường là 1:19. Tuy nhiên, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất cũng bổ sung cotton vào thành phần vải.
Nhờ trong thành phần có sự tổng hợp giữa các loại sợi trên nên loại vải này thừa hưởng được những đặc điểm ưu việt. Chúng không chỉ có đặc tính co giãn tốt, bề mặt mềm mại, nhẵn bóng, có độ bền cao và cảm giác mát lạnh.
Loại vải này được dệt bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi. Một số thống kê chỉ ra rằng, vải thun lạnh được tiêu dùng mạnh, xếp thứ 2 sau loại vải cotton. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vải thun lạnh khác nhau. Có thể kể đến như vải thun lạnh 4 chiều, 2 chiều, thun silk, mè trái banh,…
Cách nhận biết chất vải thun lạnh
Vải thun lạnh ngày càng được mua bán và tiêu dùng rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể chọn được đúng loại vải chất lượng nhất thì bạn cũng nên trang bị cho mình các kinh nghiệm cần thiết. Sau đây là một vài tips để bạn có thể nhận biết chất vải này.
- Nhận biết vải bằng cách dùng tay chạm vào vải. Nếu cảm giác thấy bề mặt mềm, mịn và mát lạnh.
- Nhìn bằng mắt thấy vải có ánh nhẹ, bóng loáng lên
- Kiểm chứng độ đều của vải bằng cách đưa ra ánh sáng. Bề mặt vải láng mịn, không có nổi cọm các hạt trên bề mặt.
- Kéo giãn vải về mọi hướng khác nhau để kiểm tra độ đàn hồi của vải
- Vải cũng rất ít khi bị nhăn ngay cả khi vò mạnh
- Chất vải này cũng không tan trong nước, thấm nước kém và nhanh khô. Khi đổ nước lên vải thì chỉ có một mặt của tấm vải bị thấm nước.
- Do trong thành phần có sợi Polyester nên khi đốt cháy thì tro sẽ vón cục và có mùi nhựa
Các ưu nhược điểm của loại vải thun lạnh
Cũng tương tự như bao loại vải khác, vải thun lạnh cũng sở hữu những ưu và nhược điểm riêng.
Về ưu điểm
Những ưu điểm vượt trội của chất vải này thường là:
- Bề mặt vải mềm mại, mặc vào cảm giác thoải mái, dễ chịu
- Độ bền cao, co giãn tốt
- Vải không nhăn khi sử dụng
- Khả năng chống bám bẩn tốt, dễ giặt, nhanh sạch
- Khả năng in chuyển nhiệt tốt do được dệt từ sợi Polyester
- Chất vải có màu sắc và mẫu mã đa dạng
- Bề mặt vải không bị xù lông khi chà mạnh
- Giá thành tương đối rẻ
Nhược điểm
Tuy nhiên, chất vải thun lạnh cũng không tránh khỏi các nhược điểm. Tuy được nhiều người biết đến với đặc tính là mát lạnh, thế nhưng thực chất là vải mặc khá nóng. Bởi lẽ trong thành phần của vải không có sợi vải tự nhiên, thay vào đó là sợi polyester chủ yếu. Thế nên vải thường thấm hút mồ hôi khá kém. Mồ hôi toát ra vẫn được giữ lại trên cơ thể và không thấm vào vải. Chính điều này cũng vô hình chung làm dịu nhiệt, làm mát cơ thể khiến nhiều người lầm tưởng do tác dụng của vải.
Vải cũng có khả năng chịu nhiệt kém. Có thể phát sinh các tình trạng như bung chỉ, biến dạng, mất độ co giãn. Do đó không nên sử dụng ở những môi trường có nhiệt độ cao dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng vải. Ngoài ra, vải thun lạnh cũng không được bền màu. Bởi thế khi giặt giũ nên giặt riêng với các loại đồ trắng khác để tránh bị lem màu.
Những ứng dụng phổ biến
Ngày nay, vải thun lạnh được sử dụng phổ biến trong đời sống, nhất là trong lĩnh vực thời trang may mặc. Để hạn chế các nhược điểm về tính thấm hút kém và làm cho vải mát hơn, các nhà sản xuất thường làm vải khá mỏng. Chủ yếu được dùng để may các quần áo thể thao. Giúp người mặc cảm thấy thoải mái, thoáng mát khi vận động mạnh. Thêm nữa, các bộ đầm, váy, bộ đồ ngủ có đặc tính mềm mỏng nhẹ cũng sử dụng chất vải này.
Ngoài ra, vải cũng được dùng để may các quần áo cho trẻ nhỏ. Các trang phục nổi bật như áo ba lỗ, đồ bộ, quần áo oversize,…
Cách bảo quản trang phục vải thun lạnh
Sau khi tìm hiểu những đặc điểm của vải thun lạnh, chắc hẳn bạn cũng đã biết nó có những ưu nhược điểm gì rồi. Thế nên, để có thể sử dụng tốt loại vải này trong thời gian dài, bạn nên có cách bảo quản phù hợp. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn nên lưu lại.
- Do tính chịu nhiệt kém nên hạn chế phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp
- Vải cũng không nhăn nên chỉ cần treo lên để phơi khô. Không nên dùng bàn ủi hay sấy ở mức nhiệt độ cao.
- Không nên giặt máy quá lâu do vải thấm nước khá kém
- Tránh phơi đồ ở những nơi ẩm mốc. Chọn những nơi thoáng mát, có gió.
- Hạn chế ngâm quá lâu quần áo trong thau giặt
- Sử dụng nước giặt loãng hoặc hòa tan bột giặt trước khi dùng
Trên đây, Đồng Phục Vanda đã bật mí cho bạn biết được chất vải thun lạnh có tốt không? Các ứng dụng cũng như cách bảo quản chúng ra sao hợp lý? Vào những ngày hè hay cần phải tham gia hoạt động nhiều, trang phục vải thun lạnh luôn là option phù hợp cho bạn. Hãy chọn và phối đồ một cách thông minh để có được sự thoải mái nhất nhé.
Xem thêm
Vải Umi là vải gì? Tính chất, ứng dụng và cách bảo quản
Top 10+ địa chỉ bán áo thun đồng phục công ty đẹp nhất Đà Nẵng
Lợi ích của áo đồng phục trong buổi Team Building