Từ xưa, những người có địa vị, giàu sang, danh giá, vọng tộc thường gắn liền với cuộc sống nhung gấm lụa là, quần này áo nọ. Vậy tại sao, vải nhung lại được nhắc đến và được giới thượng lưu lựa chọn nhiều như vậy. Phải chăng, loại vải này có điều gì đặc biệt? Mời bạn cùng Đồng Phục Vanda theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục lục nội dung
Vải nhung là gì?
Chất liệu vải nhung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Loại vải này có tên gọi tiếng Anh là velvet fabric. Trên bề mặt vải khi sờ vào thường có độ mềm, mịn và mượt, có độ sáng bóng bắt mắt. Thêm nữa chất vải cũng có phần dày dặn và cầm nặng tay hơn so với các loại vải khác như lụa, lanh, cotton.
Để làm nên một tấm vải, người ta sử dụng phương pháp dệt thoi. Cấu trúc vải bao gồm các sợi tự nhiên hay nhân tạo có độ bền và mềm mại cao. Chẳng hạn như sợi len, cotton, tơ tằm hay lụa,… Các sợi ngắn được dệt và sắp xếp sát và đều nhau tạo thành một khối dày đặc.
Một điều thường thấy ở vải đó chính là khả năng giữ ẩm tốt. Giá của vải nhung tự nhiên thường cao hơn so với vải nhung nhân tạo. Khi mặc trang phục vải này, người mặc luôn cảm thấy có độ mềm mại và dễ chịu cho da. Hơn nữa, vải còn mang đến vẻ đẹp sang trọng, quyền quý cho người mặc.
Ưu, nhược điểm của vải nhung
Vốn là một loại vải cao cấp được giới tầng lớp quý tộc, vua chúa khi xưa ưa chuộng. Tuy nhiên chất vải nhung cũng tồn tại các ưu và nhược điểm riêng.
Về ưu điểm
Loại vải này ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì thế chúng cũng có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Chất vải dày dặn có độ bền cao
- Tính chất giữ ấm tốt phù hợp để làm các sản phẩm mặc ấm, chăn, màn, vỏ ghế sofa
- Vải có độ mềm mịn tạo nên cảm giác thoải mái cho da
- Bề mặt sáng bóng có tính bắt sáng tốt giúp mang lại sự sang trọng và quý phái cho người mặc.
- Velvet Fabric có độ rũ khá tốt phù hợp để may các trang phục váy đầm dài sang trọng
- Mặc loại vải này cũng khá tôn da. Nhất là những bạn có làn da trắng sáng thì rất dễ phối đồ nhung.
Về nhược điểm
Loại vải này cũng có những nhược điểm nhất định mà khi sử dụng bạn nên lưu ý. Chẳng hạn như:
- Chất vải này được làm từ nhiều sợi san sát nhau tạo nên lớp lông mịn nên dễ bị bám bụi. Đặc biệt khó làm sạch và lâu khô.
- Vải nhung có tính bắt sáng và mang vẻ đẹp hoài cổ. Vì thế nếu không biết cách phối đồ sẽ dễ khiến người mặc trông già hơn.
- Velvet Fabric được dệt từ những sợi ngắn dày đặc nên khi cắt may vải sẽ để lại các vụn nhỏ li ti như bụi. Bởi thế nên phải bỏ công sức để dọn dẹp vệ sinh kỹ lưỡng.
- Do chất vải dày và nặng nên khi may các trang phục váy, đầm dạ hội thường khá di chuyển
- Giá của vải nhung thuộc hạng đắt đỏ
Các loại vải nhung
Ngày nay, loại vải nhung thường được dệt từ đa dạng các sợi tự nhiên và nhân tạo khác nhau. Hơn nữa, để phù hợp với nhu cầu sử dụng vải nhung trong đời sống, vải cũng được pha trộn nhiều loại sợi khác. Đảm bảo có thể khắc phục bớt nhược điểm của vải. Sau đây là một vài loại vải nhung thường thấy hiện nay.
- Vải nhung lụa được tạo nên từ chất liệu tơ tằm. Bề mặt vải đẹp óng ánh, mềm mại. Đặc biệt giá thành cũng đắt đỏ hơn so với các loại khác.
- Vải nhung cotton làm từ các sợi vải cotton. Chất vải cũng mềm, mịn, dễ thấm hút mồ hôi
- Nhung tăm khá dễ dàng để nhận biết với các đường sọc song song trên bề mặt.
- Nhung tuyết có được bề mặt mềm mại, mịn. Vải có hai mặt là mặt trơn và mặt tuyết xốp. Đặc biệt, loại vải này có hai chiều xuôi và ngược. Có thể kiểm chứng bằng cách dùng tay trượt trên bề mặt và thấy xuất hiện các hiệu ứng đẹp mắt.
- Chất vải nhung lanh thường lì, bề mặt nhìn khá cứng, gồ ghề và ít có độ mịn hơn so với các loại khác.
Ứng dụng của vải nhung trong đời sống
Với những ưu điểm nổi trội, vải được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Đặc biệt, trước kia, trang phục dành cho giới quý tộc thường đặc trưng bởi chất liệu vải này. Hiện nay, vải được dùng để may mặc phổ biến trong lĩnh vực thời trang.
Các sản phẩm nổi bật thường được làm từ vải này như:
- Túi xách
- Váy đầm dạ hội
- Áo mặc ấm
- Các bộ quần áo dành cho các bà, các mẹ
- Áo dài nhung
- Giày nhung
- Phụ kiện cột tóc, khăn choàng,…
Ngoài ra, loại vải này cũng khá phù hợp để may các vật dụng trang trí nội thất nhà cửa. Phổ biến là các sản phẩm như bọc sofa, gối, màn, rèm cửa,…
Tips vệ sinh và bảo quản trang phục vải nhung hiệu quả
Để có thể kéo dài tuổi thọ của trang phục vải nhung, bạn có thể áp dụng một số tips sau:
- Nên giặt đồ nhung bằng tay để tránh vải bị nhanh bạc màu
- Bảo quản đồ nhung ở những nơi khô ráo, tránh ẩm thấp để tránh đồ bị mốc, hư hỏng
- Khi không cần dùng đến, có thể lộn trái mặt của trang phục để tránh bám bẩn lớp nhung ngoài
- Giặt vải bằng nước lạnh và không dùng nước nóng, chất tẩy rửa mạnh
- Sử dụng cách giặt là, giặt khô để làm sạch vải
- Phơi trang phục loại vải này nên tránh các nơi nắng gắt trực tiếp
Trên đây, bài viết của Đồng Phục Vanda đã bật mí cho bạn các thông tin cần biết về vải nhung. Nếu yêu thích trang phục làm từ loại vải này, bạn cần phải biết cách lựa chọn cũng như bảo quản cho đúng cách nhé. Cảm ơn đã dành thời gian đón xem bài viết cùng chúng tôi.
Xem thêm
Vải denim có tốt không? Ứng dụng và cách bảo quản vải
Vải thun lạnh là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng
7 tuyệt chiêu giúp áo thun đồng phục không bị ra màu